Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển và Hội nhập

Lê Hường - 15:49, 18/07/2024

Ngày 18/7, UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Họp báo Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc - Đắk Lắk lần thứ II năm 2024.

Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Ngô Thị Minh Trinh phát biểu giới thiệu về lễ hội
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Ngô Thị Minh Trinh phát biểu giới thiệu về Lễ hội

Huyện Krông Pắc là nơi hội tụ của 35 dân tộc cùng chung sống, với hơn 200.000 người, trong đó đồng bào DTTS chiếm 36,49% dân số. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 11 xã thuộc vùng đồng bào DTTS, với 249 thôn, buôn, tổ dân phố. Địa hình tương đối bằng phẳng, phần lớn diện tích đất thuộc nhóm đất Bazan nâu đỏ màu mỡ.

Theo báo cáo, huyện Krông Pắc hiện có 32.914ha diện tích cây lâu năm gồm cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả các loại. Trong đó diện tích cây sầu riêng hơn 7.000ha, lớn nhất tỉnh, sản lượng sầu riêng năm 2023 đạt khoảng 70.000 tấn. Số diện tích sầu riêng đã được cấp mã vùng trồng xuất khẩu tổng số 34 mã với diện tích 2.015ha sầu riêng của 3.761 hộ; Số cơ sở đóng gói các loại trái cây tươi xuất khẩu đã được cấp mã số đang hoạt động trên địa bàn huyện có 13 cơ sở.

Năm 2022, sản phẩm trái sầu riêng tươi huyện Krông Pắc đã được Cục sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận số 413207, chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu “KRONG PAC DURIAN SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC” cho tập thể Hội Nông dân huyện Krông Pắc theo Quyết định số 16552/QĐ-STT, ngày 8/3/2022 của Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sau thành công Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ I, huyện đã tổ chức thành công Lễ xuất khẩu lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc.

Phát biểu khai mạc họp báo, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Ngô Thị Minh Trinh cho biết: Xác định nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế, huyện xác định các loại cây trồng chủ lực gồm cà phê, cao su, hồ tiêu. Với những lợi thế, thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu, cây sầu riêng hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện, mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người dân địa phương. Từ loại cây chỉ trồng xen canh để sử dụng và làm quà, đến nay sầu riêng Krông Pắc lan tỏa khắp 5 châu.

Phóng viên đặt câu hỏi tại họp báo
Phóng viên đặt câu hỏi tại họp báo

Ngoài quảng bá về hình ảnh quê hương, con người, tiềm năng đất đai, kinh tế cũng như đặc sản sầu riêng huyện Krông Pắc đến với du khách trong và ngoài tỉnh; quảng bá tiềm năng, thế mạnh của huyện Krông Pắc về kinh tế gắn với phát triển văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào huyện Krông Pắc trên tinh thần hợp tác, hữu nghị góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu hướng hội nhập và phát triển của cả nước. Thông điệp chính của Lễ hội lần này là phát triển sầu riêng bền vững và hội nhập khắp 5 châu. Xây dựng hệ sinh thái những người làm nông nghiệp tử tế, phát triển hệ sinh thái sầu riêng bền vững mang lại sự an toàn và giá trị kinh tế cao.

Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ II năm 2024 có chủ đề: Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển và Hội nhập sẽ được tổ chức từ ngày 31/8/2024 đến ngày 02/9/2024, tại trung tâm thị trấn huyện Phước An và một số xã trên địa bàn huyện Krông Pắc.

Lễ hội diễn ra 12 hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn, gồm: Hội thi nông dân sản xuất sầu riêng giỏi; Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP và nông nghiệp tiềm năng của địa phương; Ngày hội văn hóa ẩm thực các dân tộc huyện Krông Pắc mở rộng; trải nghiệm, thưởng thức sầu riêng tại vườn và tham quan cây sầu riêng cổ thụ; hội thảo xây dựng và phát triển hệ sinh thái sầu riêng bền vững; giải chạy việt dã vì sức khỏe cộng đồng; lễ hội đường phố; đồng diễn áo dài và trang phục các dân tộc…

Du khách tham quan, trải nghiệm vườn sầu riêng trong Lễ hội sầu riêng lần thứ nhất
Du khách tham quan, trải nghiệm vườn sầu riêng trong Lễ hội Sầu riêng lần thứ nhất

Trả lời báo chí tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Nguyễn Thị Kim Oanh nhấn mạnh: Lễ hội năm nay có 50% điểm mới so với lần thứ nhất, như quy mô lễ khai mạc lớn hơn, hội thi bàn tay vàng trong làng gõ sầu riêng, nữ hoàng sầu riêng, hội thi nông dân sản xuất sầu riêng giỏi... Đặc biệt là hoạt động trình diễn áo dài và trang phục truyền thống với 2024 hội viên phụ nữ trình diễn; hội thảo sầu riêng bền vững cũng là điểm nhấn của Lễ hội.

Lễ hội lần này nhằm mục đích tôn vinh nông dân tiêu biểu và gửi thông tin đến người nông dân trong việc hội nhập, phát huy vai trò, sức mạnh của việc mua chung, bán chung. Ngoài ra, để chuẩn bị chu đáo cho lễ hội, Ban tổ chức cũng đã thành lập các tiểu ban về an ninh, trải nghiệm thực tế tại vườn sầu riêng với các kế hoạch, kịch bản chi tiết, cụ thể.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.