Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sâu nặng nghĩa tình với đồng bào Khmer Vĩnh Châu

PV - 11:14, 04/05/2018

Trong những năm qua, bên cạnh việc giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới biển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sóc Trăng đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng nhiều mô hình kinh tế giúp đồng bào Khmer vươn lên thoát nghèo.

Sau nhiều năm được sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự giúp đỡ trực tiếp của BĐBP Sóc Trăng, cuộc sống của đồng bào Khmer ấp Prây Chóp, xã Lai Hòa (TX. Vĩnh Châu-Sóc Trăng) đã thay đổi nhiều. Phum sóc đã có điện lưới quốc gia, con em đồng bào được đi học, người dân quen dần với canh tác, sản xuất nông nghiệp. Với quyết tâm giúp đồng bào Khmer từng bước vươn lên thoát nghèo, BĐBP Sóc Trăng đã phối hợp với các đơn vị triển khai xây dựng các mô hình kinh tế ngay tại xóm ấp. Ông Thạch Sa Ry, ấp Prây Chóp, xã Lai Hòa (TX. Vĩnh Châu) cho biết: “Gia đình tôi thiếu đất sản xuất, chủ yếu sống bằng làm thuê. Được hỗ trợ bò, tôi rất mừng và chăm sóc cẩn thận, đến nay đã phát triển được 3 con, sau này mỗi con bán cũng được hơn 10 triệu đồng, chứ bình thường lớn tuổi như tôi biết làm gì ra tiền”.

Đồn Biên phòng Vĩnh Hải trao học bổng “Nâng bước em đến trường” cho em Sơn Pích ở xã Vĩnh Hải. Đồn Biên phòng Vĩnh Hải trao học bổng “Nâng bước em đến trường” cho em Sơn Pích ở xã Vĩnh Hải.

 

Còn đối với Đồn Biên phòng Vĩnh Châu là đơn vị đạt nhiều thành tích tốt trong vận động phát triển kinh tế, chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS, bằng hình thức “cầm tay chỉ việc”, cán bộ, chiến sĩ của Đồn đã phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Nuôi bò sinh sản cho đồng bào Khmer” cho 20 hộ ở khóm Cà Lăng A Biển, khóm Cà Lăng B, phường 2 (TX. Vĩnh Châu). Là một trong những hộ được hỗ trợ bò, anh Thạch Minh Kỳ ở khóm Cà Lăng A Biển tâm sự: “Từ khi nhận bò (trị giá 15 triệu đồng) đến nay, các anh BĐBP thường xuyên đến kiểm tra việc chăn nuôi, thăm hỏi, động viên để chúng tôi an tâm lao động. BĐBP luôn đồng hành hỗ trợ gia đình tôi cả vật chất lẫn tinh thần và xem tôi như là người thân trong gia đình”.

Song song việc chăm lo phát triển kinh tế, BĐBP Sóc Trăng còn quan tâm tiếp sức khỏe để con em đồng bào Khmer vững bước đến trường. Điển hình là trường hợp các em Sơn Pích, em Thạch Giang, em Tăng Thị Muỗi Hiệt, em Tăng Thị Siêu Ly (TX. Vĩnh Châu)… Các em đều sinh ra trong gia đình nghèo lại đông anh em, dù có thành tích học tập tốt nhưng phải đứng trước nguy cơ dang dở ước mơ vì điều kiện kinh tế thiếu thốn. Để tiếp sức cho hành trình tìm đến con chữ của các em, Đồn Biên phòng Vĩnh Hải và Đồn Biên phòng Vĩnh Châu đã nhận đỡ đầu, hỗ trợ mỗi em 500.000 đồng/tháng, việc hỗ trợ sẽ kéo dài đến khi các em học xong lớp 12.

Theo đại tá Nguyễn Quốc Cường, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Sóc Trăng, trong năm qua, BĐBP Sóc Trăng đã xây dựng và duy trì 8 mô hình giúp 167 hộ nghèo, cận nghèo, trong đó có 127 hộ Khmer với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng. Riêng Chương trình “Nâng bước em đến trường” được BĐBP thực hiện từ năm 2016, đến nay đang nhận đỡ đầu 40 học sinh ở địa bàn biên giới biển có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi tháng hỗ trợ 500.000 đồng và vận động các mạnh thường quân tặng thêm học bổng, tập viết, sách giáo khoa, cặp, quần áo cho các em.

Từ những mô hình gắn kết “sâu nặng nghĩa tình” của BĐBP Sóc Trăng đã góp phần tăng cường, xây dựng tình đoàn kết dân tộc, xây dựng thế trận lòng dân vì sự bình yên vùng biên giới biển.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.