Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW: “Tam nông” có nhiều bứt phá

PV - 15:20, 31/07/2018

Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết “tam nông”, 10 năm qua, ngành công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương đã tham mưu, xây dựng để các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ, tạo “cú hích” phát triển vùng DTTS và miền núi.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2008, ở khu vực nông thôn, thiên tai, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra liên tiếp; giá cả hàng hoá tiêu dùng, xăng dầu và vật tư nông nghiệp tăng cao đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nông dân.

Năm 2008 cả nước có 957,5 nghìn lượt hộ thiếu đói và 4 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói. So với năm 2007, số lượt hộ thiếu đói tăng 32,3%, số lượt nhân khẩu thiếu đói tăng 32,7%. Tình trạng thiếu đói tập trung nhiều ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Tam nông Vùng DTTS và miền núi vẫn đối diện với rất nhiều thách thức trong việc nâng cao đời sống của người dân. (Ảnh minh họa)

Trước tình hình đó, ngày 05/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đặt ra mục tiêu đến năm 2020 giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; tập trung nguồn lực giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo xuống dưới 50%;...

Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, một hệ thống chính sách phát triển “tam nông” đã được ban hành, triển khai. Đáng chú ý, thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách xoá đói giảm nghèo như: Chương trình 134; Chương trình 135; Chương trình 30a và nhiều Chương trình quốc gia khác hỗ trợ đồng bào DTTS, các xã ĐBKK; đồng thời đẩy mạnh việc cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm phí khám chữa bệnh, tiến hành nhiều hoạt động khác hỗ trợ các gia đình chính sách và người nghèo.

Để hỗ trợ đồng bào DTTS nghèo nâng cao đời sống, nhiều chính sách khác cũng được ban hành. Có thể kể đến như: Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã, thôn, bản ĐBKK theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009, Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS từ năm 2009 đến năm 2016 theo các Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2017, Quyết định số 1342/2009/QĐ-TTg ngày 25/8/2009, Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;....

baodantoc_tam_nong2

Sau 10 năm thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ này, diện mạo “tam nông” đã có sự thay đổi rất rõ nét trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 29/1/2018, cả nước có 3.160 xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020, chiếm 35,4% tổng số xã trên cả nước.

Mục tiêu đạt 50% số xã “cán đích” NTM theo Nghị quyết 26-NQ/TW đề ra là hoàn toàn có cơ sở khi cả nước chỉ còn 113 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Đáng chú ý, ở những khu vực “vùng lõm” đã có nhiều xã đạt chuẩn; trong đó khu vực miền núi phía Bắc có 341 xã, khu vực Tây Nguyên có 119 xã, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 358 xã,…

Lĩnh vực giảm nghèo cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Theo Quyết định số 862/QĐ-LĐTBXH ngày 04/7/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phê duyệt kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 thì tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước hết năm 2017 giảm xuống còn 6,70%. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm xuống còn 39,56%.

Thành quả của những chính sách nói trên là rất rõ nét. Tuy nhiên, nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn nhiều thách thức, nhất là trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp; nhiều vướng mắc trong phát triển nông nghiệp chưa được tháo gỡ, nhất là việc “giải cứu nông sản” vẫn còn đang là một “điệp khúc” chưa có hồi kết…

Đối với vùng DTTS và miền núi, tỷ lệ hộ nghèo cao, tình trạng tái nghèo thường xuyên hiện hữu vẫn là một thách thức rất lớn. Theo kết quả rà soát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hết năm 2017, trong tổng số 1.642.489 hộ nghèo của cả nước thì có đến 864.931 hộ nghèo là người DTTS. Đáng chú ý, hết năm 2017, cả nước có tới 24.191 hộ tái nghèo và 107.499 hộ nghèo phát sinh. Ngoài ra, cả nước còn hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo luôn trong tình trạng tái nghèo khi xảy ra những biến cố tác động đến đời sống.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.