Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sạt lở suối, nguy cơ “xóa sổ” bản Lòm

Phạm Tiến - 21:06, 12/03/2025

Những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ suối bản Lòm, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) diễn ra ngày một nghiêm trọng. Có đoạn, bờ suối đã ăn sát hàng cột sau của nhà dân, cũng đã có hộ phải di dời nơi ở lên cao hơn để tránh sạt lở. Nếu không có phương án chỉnh dòng hoặc kè bờ suối kịp thời thì bản Lòm có nguy cơ “xóa sổ”.

Do tình trạng sạt lở bờ suối bản Lòm xảy ra nghiêm trọng nên chính quyền địa phương đã vận động gia đình chị Hồ Thon tạm dừng thi công ngôi nhà kiên cố của gia đình
Do tình trạng sạt lở bờ suối bản Lòm xảy ra nghiêm trọng nên chính quyền địa phương đã vận động gia đình chị Hồ Thon tạm dừng thi công ngôi nhà kiên cố của gia đình

Bản Lòm là nơi sinh sống của 99 hộ đồng bào Chứt. Từ bao đời nay, đồng bào dựng nhà ở yên bình ngay bên bờ suối. Những năm gần đây, tình trạng sạt lở ở suối bản Lòm bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt, đến trận mưa cuối năm 2024, tình trạng sạt lở ở suối bản Lòm đã trở nên nghiêm trọng. Bờ suối đã lở vào sát nhà đồng bào, có hộ chỉ cách suối 0,5m.

Hiện bờ suối đã vào sát nhà đồng bào Chứt ở bản Lòm
Hiện bờ suối đã vào sát nhà đồng bào Chứt ở bản Lòm

Theo quan sát của phóng viên, dòng suối bản Lòm có độ dốc cao, lưu vực lớn. Đoạn chạy qua bản Lòm có chiều dài khoảng 400m, với khoảng 10 hộ có nhà nằm sát bờ suối. Tại thời điểm hiện tại, có đoạn suối sạt lở chỉ cách nhà dân 0,5m. Hiện trạng lòng suối lơ chơ lỏng chỏng đá, những viên đá to như những ngôi nhà tầng nằm la liệt. Bên phía bản Lòm, đá từ trên núi trôi về cũng xếp thành nhiều lớp, nằm như đàn voi mẹp.

Sạt lở suối, nguy cơ “xóa sổ” bản Lòm 2
Hiện toàn bản Lòm có các hộ: Hồ Hai; Hồ Đồng; Hồ Hải; Hồ Thị Thon; Hồ Đóc; Hồ Bằng nằm trong vùng nguy hiểm

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hồ Biên, Trưởng bản Lòm cho biết: “Từ bao đời nay dân bản đã làm nhà ở sát bờ suối ổn định. Thế nhưng những năm gần đây tình trạng lở đất bắt đầu xuất hiện, cuối năm 2024 thì bờ suối đã vào sát nhà dân”.

Lở đất ở suối bản Lòm đã vào sát nhà chị Hồ May. Để đảm bảo an toàn, gia đình chị May đã di dời lên vị trí cao hơn. Không riêng gì gia đình chị May, ở bản Lòm hiện có các hộ gia đình Hồ Hai; Hồ Đồng; Hồ Hải; Hồ Thị Thon; Hồ Đóc; Hồ Bằng nằm trong vùng nguy hiểm.

Chia sẻ với phóng viên, anh Hồ Đóc cho biết: “Gia đình tôi ở đây từ lâu. Thế nhưng 2 năm trở lại đây bờ suối đã lở vào nhà. Mỗi lần có mưa là Bộ đội Biên phòng và cán bộ xã lại kêu gọi gia đình chuyển lên nhà văn hóa cộng đồng để ở”

Sạt lở suối, nguy cơ “xóa sổ” bản Lòm 4
Lở suối ở bản Lòm đã làm cho 99 hộ đồng bào Chứt bất an trong những ngày mưa lũ

Gia đình chị Hồ Thon đã chăm chỉ lao động để tích góp xây dựng nhà kiên cố. Thế nhưng, khi ngôi nhà mới làm xong phần móng, đổ xong trụ thì chính quyền địa phương vận động gia đình tạm dừng thi công do tình trạng sạt lở bờ suối. Công trình đành bỏ dở, tiền bạc tích góp bỏ ra giờ phơi mưa phơi nắng.

Có mặt tại bản Lòm, ông Hồ Bát, Phó Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) chia sẻ: “Đối với gia đình chị Hồ Thị Thon, chính quyền đã vận động dừng xây dựng nhà vì lở suối đã đến sát công trình. Hiện UBND xã đã có tờ trình, đề xuất xin kinh phí để kè bờ suối bản Lòm”.

Theo tờ trình của UBND xã Trọng Hóa, phần kinh phí để xây kè bờ suối bản Lòm dự kiến khoảng hơn 7 tỷ đồng. Đây là khoản tiền lớn, vượt quá sức của chính quyền cấp xã. Tuy nhiên nếu không kè suối hoặc có phương án chỉnh dòng suối kịp thời, thì bản Lòm có nguy cơ bị “xóa sổ”. Thiết nghĩ, các cơ quan cấp huyện, cấp tỉnh ở Quảng Bình cần sớm có phương án để đồng bào Chứt ở bản Lòm sớm thoát khỏi cảnh bất an trong mùa mưa bão. 

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.