Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Mường Nhé (Điện Biên): Còn nhiều vướng mắc

PV - 09:36, 04/09/2019

Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên hiện đang triển khai việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở, nảy sinh nhiều vướng mắc.

Năm 2015, chị Mùa Thị Sua, tốt nghiệp Đại học Tài chính- Kế toán và được tiếp nhận làm kế toán Phòng Nội vụ huyện Mường Nhé. Sau 4 năm công tác, thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, chị Sua buộc phải đi học thêm chuyên ngành về Luật ở Đại học Luật để đáp ứng công tác chuyên môn.

“Sở dĩ có việc này bởi lẽ Phòng Nội vụ và nhiều phòng chức năng thuộc UBND huyện Mường Nhé đang thực hiện kiện toàn lại tổ chức, cơ cấu lại bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm theo hướng hợp lý về chuyên môn, ngạch, chức danh nghề nghiệp”, ông Trần Quyết Thắng, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Mường Nhé cho biết.

Trong bối cảnh thiếu giáo viên, yêu cầu giảm 10% biên chế theo Nghị quyết 18 ở Mường Nhé là chưa phù hợp yêu cầu thực tiễn. Trong bối cảnh thiếu giáo viên, yêu cầu giảm 10% biên chế theo Nghị quyết 18 ở Mường Nhé là chưa phù hợp yêu cầu thực tiễn.

Chị Sua chia sẻ: là cán bộ Nhà nước, phải chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức. Nhất là khi chị đang công tác tại Phòng Nội vụ-đơn vị chủ công của huyện trong công tác cán bộ, thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương, càng cần gương mẫu. Vì vậy, chị đã sắp xếp thời gian, điều kiện gia đình để đảm bảo việc học, đáp ứng vị trí việc làm và sự phân công, điều động của đơn vị.

Thực hiện Nghị quyết 18, theo lộ trình, trong năm 2019, huyện Mường Nhé sẽ giải thể phòng Y tế, chỉ giữ lại 1 cán bộ văn phòng theo dõi mảng y tế. Phòng Văn hóa-Thông tin được tách làm hai: Các bộ phận sự nghiệp như Nhà văn hóa, Đội Thông tin lưu động sẽ được sáp nhập vào Đài Truyền thanh-Truyền hình. Theo phương án này, Phòng Y tế giảm được 3 biên chế, tuy nhiên, Phòng Văn hóa-Thông tin không giảm được biên chế nào.

Vướng nhất hiện nay ở Mường Nhé, là việc sáp nhập 3 trạm: Khuyến nông-khuyến ngư, Bảo vệ thực vật, Thú y thành Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp. Theo kế hoạch, sau khi sắp xếp, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện sẽ có 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc và 9 viên chức giúp việc. Tuy nhiên, tên gọi Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp là do huyện tạm đặt, UBND tỉnh Điện Biên chưa phê duyệt và cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện hợp nhất ba đơn vị này (về cơ cấu tổ chức, biên chế, chức năng, nhiệm vụ).

Theo ông Trần Quyết Thắng, nếu không có hướng dẫn, sẽ rất khó cho việc phối hợp sau này giữa các địa phương, nhất là trong những lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên hệ công tác. Ông Thắng viện dẫn, trước đây, tỉnh có Trung tâm Khuyến nông, các huyện có Trạm Khuyến nông. Khi cần phối hợp, chỉ cần liên lạc với Trung tâm Khuyến nông hoặc Trạm Khuyến nông là được. Nay sáp nhập, không biết liên lạc với đơn vị nào khi mà tỉnh vẫn giữ lại Trung tâm Khuyến nông, ở cấp huyện nơi thành lập Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, nơi duy trì Trạm khuyến nông…

Đối với ngành Giáo dục, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy càng khó khăn, đơn cử, năm học 2018-2019, chỉ có 1 giáo viên xin chuyển công tác về huyện Mường Nhé nhưng có tới 15 giáo viên xin chuyển đi. Điều này khiến cho huyện Mường Nhé hiện thiếu trên 250 giáo viên. Do vậy, yêu cầu thực hiện giảm 10% biên chế trong điều kiện huyện đang thiếu giáo viên là chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn...

Ðể khắc phục tình trạng này, thời gian qua huyện Mướng Nhé đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cả về trình độ nhận thức, chính trị và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là ở cấp xã. Cụ thể như, quy định về giảm bình quân 2 cán bộ, công chức/xã. Ðối với các xã biên giới của huyện, theo quy định được bố trí tối đa 25 biên chế, nhưng trên thực tế huyện mới chỉ bố trí 23 biên chế; hiện các xã còn lại đều đã có phương án cân đối, sắp xếp bố trí lại.

Ông Trần Quyết Thắng đề xuất: Để đảm bảo đúng tinh thần, mục đích của việc tinh giản là hướng đến một bộ máy gọn nhẹ, tránh cồng kềnh, chồng chéo nhiệm vụ, song vẫn phải đảm bảo tốt yêu cầu công việc đặt ra, thì cần phải có lộ trình rõ ràng, hướng dẫn cụ thể. Như vậy, ngoài đảm bảo yêu cầu trong thực thi nhiệm vụ ở cơ sở, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy mới không gây xáo trộn nhiều về tâm lý cho đội ngũ cán bộ, công chức, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.