Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Sao lại “sốc” ?

PV - 14:53, 14/05/2019

Gần đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn cao nhất lên tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) 24 tháng. Theo đó, nhiều người không khỏi “sốc” trước chế tài xử lý mạnh tay này.

vi phạm nồng độ cồn Ảnh minh họa

Thế nhưng, bình tâm nhìn lại, chế tài này không thực sự “sốc” như nhiều người nghĩ. Bởi căn cứ để cơ quan chức năng đưa ra các hình thức xử phạt còn “sốc” hơn rất nhiều. Xin được nhấn mạnh lại các con số đáng giật mình liên quan đến việc sử dụng rượu bia ở Việt Nam suốt một thời gian dài vừa qua.

Theo thông tin từ tổ chức Y tế quốc tế (WHO), trung bình một người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên tiêu thụ tới 8,4 lít rượu bia; cao thứ ba châu Á. Với đà tiêu thụ như hiện nay, đến năm 2020, WHO cảnh báo, con số này lên tới 9,9 lít và 11,4 lít vào năm 2025. Việc sử dụng bia, rượu ở Việt Nam đã khiến 79 nghìn người tử vong mỗi năm, hàng nghìn người khác phải nhập viện điều trị vì các bệnh liên quan đến rượu, bia.

Tại Việt Nam, mỗi năm có tới 6.750 người tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến vi phạm nồng độ cồn, đồng nghĩa với việc hàng nghìn gia đình phải gánh chịu nỗi đau mất đi người thân. Hai vụ tai nạn thương tâm gần đây tại Hà Nội đã cướp đi sinh mạng của ba người phụ nữ vừa là mẹ của con thơ, vừa là người lao động chính trong gia đình. Chứng kiến những con người vô tội bị cướp đi sinh mạng một cách tức tưởi, chứng kiến những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi học bị mất đi chỗ dựa tinh thần và vật chất, hỏi ai không khỏi xót xa.

Với những căn cứ đó, chế tài xử lý mạnh tay là hết sức cần thiết. Thậm chí còn cần phải cao hơn trong thời gian tới. Không chỉ là chế tài hành chính mà cơ quan chức năng cần tính tới các chế tài hình sự. Ngay khi phát hiện lái xe có nồng độ cồn nguy hiểm, công an có thể còng tay lái xe đưa về đồn, đưa ra tòa, phạt tù và phạt lao động công ích, ghi vào lý lịch tư pháp. Cần cho họ làm việc bắt buộc liên quan tới tiếp xúc với nạn nhân tai nạn giao thông như ở bệnh viện, nhà xác…

Chỉ khi nào chúng ta thay đổi nhận thức của toàn xã hội về mức độ nguy hiểm của việc sử dụng rượu bia sau khi lái xe khi ấy mới góp phần thay đổi hành vi nguy hiểm và giảm thiểu các vụ tai nạn thương tâm. Để làm điều đó, thời gian tới đây, các cá nhân, tổ chức xã hội cần đồng thuận, ủng hộ các chế tài xử lý mạnh tay để đưa ý thức về khuôn khổ cần thiết.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!