Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn của nhà nông

Sáng kiến làm giàu của một hộ dân tộc Chăm

PV - 10:40, 12/06/2018

Từ một vùng ruộng trũng sình lầy kém hiệu quả, anh Quảng Ngọc Nhiên (SN 1987, dân tộc Chăm ở làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng sen kết hợp với du lịch. Cách làm này đã giúp cho gia đình anh có thu nhập khá.

Anh Nhiên bộc bạch, ý tưởng làm nông nghiệp gắn với du lịch đã có từ lâu, do khó khăn về nguồn vốn, nhân lực nên nhiều lần không thể thực hiện được. Theo anh, toàn bộ diện tích 8 sào ruộng trũng của gia đình trước đây mỗi năm chỉ trồng một vụ lúa nước, tuy nhiên thu nhập chẳng được bao nhiêu và liên tục nhiều năm liền bị thua lỗ.

Anh Quảng Ngọc Nhiên làm thành công mô hình trồng sen kết hợp với du lịch. Anh Quảng Ngọc Nhiên làm thành công mô hình trồng sen kết hợp với du lịch.

 

Qua thăm quan tìm hiểu nhiều nơi, anh đã bàn bạc với gia đình và đưa ra quyết định chuyển sang trồng sen, kết hợp với du lịch. Những bước đi đột phá khác người của anh đã mang lại hiệu quả. Vườn sen của anh đã thu hút rất đông những du khách trong nước, mà còn cuốn hút nhiều du khách nước ngoài như: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Đức…

Vườn sen của anh được thiết kế rất mát mắt. Bên dưới anh thả nuôi các loại cá nước ngọt phục vụ khách đến câu, phía trên làm những chiếc cầu bằng cây tre rất ngộ nghĩnh dành cho những người thích khám phá và còn có những ngôi nhà nhỏ để khách vừa ngắm cảnh, vừa vui chơi giải trí, đồng thời thưởng thức được các món ăn bình dân, chụp ảnh lưu niệm.

Anh Nhiên cho rằng, trồng hoa sen mang lại rất nhiều lợi ích, hoa nở rất lâu, màu sắc rực rỡ. Người trồng sen vừa thu hoạch hạt, vừa làm cảnh quan cho khách du lịch đến thưởng thức nét thôn quê và đặc biệt là thu nhập của mô hình này luôn vượt trội so với cách trồng sen truyền thống của nông dân.

Hiện nay, khách đến thăm quan vườn sen ngày càng đông, mỗi ngày có đến hàng trăm lượt khách, với giá chụp ảnh 20.000 đồng/người, dịch vụ thuê trang phục 30.000 đồng/người, chỉ tính riêng vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật, mỗi ngày có doanh thu từ 6 đến 13 triệu đồng.

Anh Nhiên chia sẻ, nông dân thời nay phải linh hoạt, nắm bắt được yếu tố của nhu cầu thị trường và cần chuyển đổi mô hình hợp lý thích hợp với điều kiện, khí hậu thổ nhưỡng của địa phương thì thu nhập mới cao được. Bí quyết trong làm sen để phục vụ du lịch, là tuyệt đối không phun thuốc trên ruộng sen. Anh tiết lộ, thời gian tới tiếp tục nhân rộng mô hình, làm theo hình thức cuốn chiếu và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để các nông dân trên địa bàn toàn tỉnh học tập.

Có mặt tại vườn, ông Lê Văn Chính (một nông dân đến từ huyện Thuận Bắc) nhận xét, đây là mô hình mới, khá lý tưởng rất phù hợp với tình hình thực tế, vừa gìn giữ được nét đẹp của một vùng quê yên bình; Đặc biệt là chi phí đầu tư thấp và doanh thu cao gấp nhiều lần so với việc trồng lúa.

Theo Hội Nông dân Ninh Thuận, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều hộ nông dân đang mạnh dạn làm nông nghiệp kết hợp với du lịch. Điển hình như trồng sen, trồng nho xanh, nho đỏ, bưởi, xoài, chuối kết hợp với du lịch. Cách làm này giúp cho nông dân vừa quảng bá những đặc sản đặc trưng vừa bán được giá cao cho người tiêu dùng.

NGỌC HÂN

Tin cùng chuyên mục
Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Để kịp thời đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024.