Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sáng 25/7/2021: Việt Nam ghi nhận 3.979 ca mắc COVID-19

Nguyệt Anh (T/h) - 08:25, 25/07/2021

Tính từ 19h ngày 24/7 đến 6h ngày 25/7/2021 có 3.979 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 3.973 ca ghi nhận trong nước.

Xét nghiệm Covid-19 cho người dân. Ảnh: Bộ Y tế
Xét nghiệm Covid-19 cho người dân. Ảnh: Bộ Y tế

Trong số 3.979 ca mắc COVID-19,tại TP. Hồ Chí Minh có 2.328ca, Bình Dương 881 ca, Tiền Giang 218 ca, Đồng Nai 134 ca, Tây Ninh 127 ca,Khánh Hòa 82 ca, Vĩnh Long 50 ca, Bến Tre 33 ca, Cần Thơ 18 ca, Trà Vinh 17 ca,Kiên Giang 17 ca, Đà Nẵng 16 ca, Phú Yên 14 ca, Hà Nội 11 ca, Sóc Trăng 9 ca,Bình Phước 6 ca, Bắc Ninh 4 ca, Hậu Giang 3 ca, Đắk Nông 2 ca, An Giang 2 ca,Nghệ An 1 ca, trong đó có 922 ca trong cộng đồng.

Tính đến sáng 25/7, Việt Nam có tổng 94.913 ca mắc, trong đó có 2.178 ca nhập cảnh và 92.735 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ ngày 27/4 đến nay là 91.165 ca, trong đó có 14.809 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 8/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Nam Định, Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình.

Tại TP. Hồ Chí Minh, Thành phố đang tổ chức hướng dẫn các quận, huyện tổ chức cơ sở cách ly tập trung cho đối tượng F0 và thay đổi mô hình điều trị COVID-19 từ "tháp 4 tầng" sang "tháp 5 tầng".

Theo đó, tầng 1 là cơ sở cách ly tập trung cho F0 không triệu chứng, không bệnh nền hoặc đã được điều trị ổn định và không béo phì. Tầng 2 là bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 cho F0 có triệu chứng và các bệnh nền kèm theo.

Tầng 3 là bệnh viện điều trị COVID-19 cho F0 có triệu chứng ở mức độ trung bình và nặng. Tầng 4 là bệnh viện điều trị COVID-19 cho trường hợp mắc COVID-19 nặng do bệnh nền hoặc bệnh lý đi kèm. Tầng 5 là bệnh viện hồi sức COVID-19 cho F0 có triệu chứng nặng và nguy kịch.

Sau TP. Hồ Chí Minh, địa phương có số ca mắc cao thứ 2 cả nước là Bình Dương cũng đã phát động chương trình tiêm chủng vắc xin đợt 5 và phun khử khuẩn diện rộng để phòng chống dịch. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết, tỉnh này đã triển khai 4 đợt tiêm, với tổng số trên 67.400 liều. Đợt 5 này, tỉnh được phân bổ trên 307.000 liều.

Ông Chương cho hay, ngành y tế Bình Dương xây dựng kế hoạch nhằm nhanh chóng tiêm mũi 1 cho 70% dân số toàn tỉnh và kế đến là mũi 2. Trong đợt tiêm này, Bình Dương triển khai tiêm ở 91 điểm tiêm tại xã phường và 100 điểm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Đáng chú ý, Bình Dương cũng có sáng kiến cải tiến 8 xe tải thành xe khử khuẩn với giá thành rẻ, hạn chế tối đa người vận hành và không làm thay đổi công năng của xe. Tỉnh Bình Dương sẽ phun khử khuẩn trong vòng 2 tuần cho 9 huyện thị, thành phố thuộc tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.