Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sản xuất, tiêu thụ rượu thủ công: Quản lý lỏng lẻo

PV - 15:50, 03/04/2018

Những năm gần đây, trên địa bàn cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc rượu với hậu quả nghiêm trọng. Điều đáng nói là về mặt pháp luật, Việt Nam đã xây dựng các nghị định về quản lý sản xuất kinh doanh rượu từ lâu nhưng gần như không đi vào cuộc sống; do đó tạo ra nhiều kẽ hở “chết người” trong việc sử dụng rượu thủ công.

Khoảng trống quản lý

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Việt Nam đang trở thành quốc gia tiêu thụ rượu bia cao nhất Đông Nam Á. Trong số rượu bia được tiêu thụ có nhiều rượu giả, rượu tự pha không công bố tiêu chuẩn. Điều này đã dẫn đến nhiều vụ ngộ độc rượu với hậu quả đáng tiếc.

Rượu không nhãn mác tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Rượu không nhãn mác tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

 

Hậu quả nghiêm trọng là vậy, song công tác quản lý, kiểm soát rượu thủ công vẫn còn khó khăn và chưa đạt hiệu quả mong muốn. Dễ nhận thấy nhất là các quy định, chính sách về rượu thủ công vẫn chưa đi vào cuộc sống, chưa nhận được sự quan tâm, vào cuộc thực hiện một cách nghiêm túc của những người sản xuất và kinh doanh rượu.

Chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam Nguyễn Văn Việt cho biết, theo các báo cáo, hiện cả nước mới cấp giấy phép sản xuất cho khoảng 15% các hộ sản xuất rượu thủ công. Đơn cử như ở Ninh Bình, một trong những địa phương đứng đầu cả nước về rượu thủ công, chỉ có 6/2.500 hộ nấu rượu có giấy phép; hay ở Quảng Ninh-địa phương có nhiều “đặc sản” về rượu như ba kích, nếp cái hoa vàng, mơ... nhưng lại không có một cơ sở nào sản xuất rượu công nghiệp và trong số 1.767 cơ sở sản xuất rượu thủ công, chỉ có 24 cơ sở được cấp giấy phép sản xuất theo quy định.

Khảo sát thực tế tại một số địa phương có nghề nấu rượu thủ công cho thấy, khi nói đến Nghị định số 94/2012/NĐ-CP năm 2012 về sản xuất, kinh doanh rượu và mới nhất là Nghị định số 105/2017/NĐ-CP tháng 9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, phần lớn các hộ dân chuyên sản xuất rượu còn rất “mơ hồ”.

Cần thắt chặt khâu tiêu thụ

Theo số liệu thống kê, 10 năm qua, toàn quốc có 382 người bị ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn, làm 98 người chết. Trong đó, số ca tử vong do rượu có hàm lượng methanol chiếm gần 50%, còn lại là tử vong do ngộ độc rượu trắng và rượu ngâm cây rừng.

Vẫn biết rằng, nấu rượu thủ công tại các gia đình, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi từ lâu đã trở thành việc bình thường. Người dân nấu rượu lúc nông nhàn hoặc tận dụng các sản phẩm nông nghiệp để nấu rượu phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Tuy vậy, trước nhu cầu của thị trường và muốn kiếm lời, nhiều hộ hằng ngày vẫn sản xuất rượu thủ công đem đi bán khắp nơi, phục vụ quán cơm, nhà hàng, quán nhậu, cửa hàng tạp hóa... Nhiều hộ mặc dù biết hoặc có nghe nói đến Nghị định kinh doanh rượu, quy định hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu song vẫn “phớt lờ”.

Nguyên nhân một phần do thủ tục cấp giấy phép còn chồng chéo. Cụ thể, hộ dân muốn sản xuất, kinh doanh rượu phải có giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, giấy phép sản xuất do Sở Công thương cấp, nhãn hiệu do Sở Khoa học và Công nghệ cấp, còn đăng ký chất lượng lại do Sở Y tế cấp. “Chờ làm xong được hết các thủ tục dễ phải tới nửa năm, nên đành trở lại với việc sản xuất thủ công, cách buôn bán cũ, không cần phải đăng ký”, một hộ nấu rượu thủ công chia sẻ.

Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long, dù Luật quy định cơ sở sản xuất rượu phải được cấp giấy phép, cơ sở bán rượu phải bán sản phẩm có nhãn mác đầy đủ nhưng với hàng trăm nghìn hộ nấu rượu thủ công, việc cấp phép là rất khó. Không thể có cơ quan nào kiểm soát hết việc một người dân tự nấu vài chục lít rượu.

Do vậy, để phòng ngừa ngộ độc rượu phải tập trung vào những người kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt là các cơ sở ăn uống nhỏ lẻ. Ở những nơi này, rượu không nhãn mác rất nhiều, trong khi đó bằng mắt thường và kể cả lúc uống, không thể phân biệt một chai “rượu quê”, rượu tự nấu với rượu được pha từ cồn công nghiệp methanol.

Vì thế, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, cần tuyên truyền cho người dân có ý thức sử dụng có nhãn mác; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sản xuất, buôn bán rượu thủ công tới các doanh nghiệp, hộ dân, những người trực tiếp sản xuất rượu thủ công. Đây là giải pháp thiết thực để các chính sách pháp luật về quản lý rượu thủ công đi vào cuộc sống.

THIÊN ĐỨC - VĂN BÌNH

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.