Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sản phẩm rèn ở Phúc Sen

PV - 16:13, 26/01/2018

Từ xa xưa, đồng bào Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) đã hình thành nghề rèn, đúc nông cụ phục vụ đời sống và sản xuất như: Cuốc, xẻng, dao, kéo, búa, cày bừa…

Nghề rèn ở Phúc Sen đang được gìn giữ và phát triển. Nghề rèn ở Phúc Sen đang được gìn giữ và phát triển.

 

Sự phát triển của nghề rèn truyền thống đã giúp giải quyết việc làm cho nhân dân trong xã những lúc nông nhàn và trở thành nguồn thu nhập chính, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đặc biệt sản phẩm dao, búa, cuốc, cào, liềm của Hợp tác xã Long Chiến (Phúc Sen) được công nhận là một trong 12 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2013 và được bà con nhân dân trong và ngoài tỉnh tin dùng.

Các sản phẩm rèn của xã Phúc Sen nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn vươn ra nhiều tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc. Những năm gần đây, thương lái, khách du lịch từ trong miền Nam nghe tiếng cũng lặn lội ra Phúc Sen thăm quan, đặt hàng. Niềm tự hào của sản phẩm rèn gia dụng Phúc Sen là có thể tự tin cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc.

Anh Nông Lưu Luyến, một thợ lành nghề cho biết: Xã Phúc Sen có tới 150 lò rèn và khoảng 500 thợ thủ công lành nghề. Nhà anh Luyến đã 5 đời làm nghề và anh được bố dạy rèn từ thuở ấu thơ.

Các mặt hàng rèn Phúc Sen đều có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, rất sắc bén và bền nên được bà con các dân tộc trong và ngoài tỉnh tin dùng. Trung bình, giá từ 20.000-400.000 đồng/chiếc, tùy theo chủng loại và kích cỡ. Ước tính, mỗi năm nghề rèn Phúc Sen thu về khoảng trên 4 tỷ đồng.

Các nghề thủ công truyền thống ở Phúc Sen không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân mà còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống lao động cần cù cho các thế hệ sau. Việc gìn giữ phong tục, lối sống, lịch sử văn hóa từ xa xưa trong một xã hội hiện đại khiến Phúc Sen trở thành điểm du lịch ấn tượng với du khách gần xa.

AN BÍCH NGỌC

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.