Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sản phẩm OCOP 3 sao “Măng khô Cà Roòng” của đồng bào Vân Kiều

Khánh Ngân - 15:04, 07/02/2023

Măng rừng Cà Roòng là sản vật gắn liền với đời sống bao đời của người Vân Kiều ở xã miền núi Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Từ khi có chủ trương mỗi xã một sản phẩm, “Măng khô rừng Cà Ròong” đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao. Cũng từ đây, sản phẩm măng rừng Cà Roòng được tỏa đi muôn nơi, đời sống người Vân Kiều cũng theo đó được nâng lên.


Người Vân Kiều với sản phẩm OCOP 3 sao “Măng khô Cà Roòng”
Từ bao đời nay, cây măng rừng đã trở thành nguyên liệu chế biến nhiều món ăn của người dân xã Thượng Trạch

Phát huy tiềm năng sẵn có

Ông Đinh Tiếng ở bản A Ky, xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết: " Măng là nguyên liệu phổ biến để đồng bào ở vùng đất này chế biến được nhiều món ăn như măng luộc, muối, xào….và cả canh măng. Trước đây, người dân thường vào rừng để hái măng về phục vụ bữa ăn hằng ngày, tuy phổ biến là vậy nhưng cây măng vẫn chưa thể trở thành hàng hóa phổ biến được.

Từ chủ trương “Mỗi xã một sản phẩm”, Chính quyền địa phương xã Thượng Trạch cũng “loay hoay” tìm sản phẩm cho xã nhà. Qua phân tích sản phẩm lợi thế của địa phương và nhiều lần họp bàn, măng rừng Cà Roòng đã được lựa chọn để triển khai làm sản phẩm OCOP. Với kỳ vọng tạo liên kết cho các hộ dân trong bản để phát huy hơn nữa hiệu quả kinh tế từ măng rừng. Từng bước đưa việc hái măng về không còn để ăn no cái bụng mà hướng tới sản xuất hàng hóa, tạo sinh kế cho đồng bào vùng biên.

Người Vân Kiều với sản phẩm OCOP 3 sao “Măng khô Cà Roòng” 1
Từ khi có HTX Măng khô rừng Cà Roòng, cây măng không chỉ làm cho đồng bào no cái bụng nữa mà góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đinh Cu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thượng Trạch chia sẻ: “Thượng Trạch hiện có 692 hộ dân với 3.11 nhân khẩu, trong đó người Ma Coong (Một nhánh địa phương của dân tộc Vân Kiều- pv) chiếm 98%. Qua nghiên cứu, xác định lợi thế của địa phương, mong muốn tạo sinh kế lâu dài cho bà con dân tộc, chính quyền địa phương đã quyết định thành lập Hợp tác xã Cà Roòng để chế biến măng. Bước đầu là đầu tư máy móc sản xuất, sấy ép, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng bao bì, nhãn mác nhằm nâng cao giá thành. Bước đầu đã có những tín hiệu tích cực. Năm 2021 sản phẩm Măng khô rừng Cà Roòng đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao".

Sản phẩm OCOP 3 sao, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng biên

Người Vân Kiều với sản phẩm OCOP 3 sao “Măng khô Cà Roòng” 2
Từ sản vật địa phương, dưới đôi bàn tay khéo léo và chăm chỉ của người Vân Kiều, măng khô đã trở thành sản phẩm OCOP

Từ chủ trương đúng đắn của chính quyền địa phương, sự chăm chỉ cần mẫn của người Vân Kiều, Măng khô rừng Cà Roòng đã trở sản phẩm OCOP 3 sao. Mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho đồng bào bào Vân Kiều ở xã vùng biên Thượng Trạch cây măng mọc ở khắp núi rừng biên giới, đồng bào ở xã Thượng Trạch.

Sau khi tham gia vào Hợp tác xã, bà con trong bản chia ra nhiều nhóm để làm việc. Nhóc đi hái năng, nhóm sơ chế đến nhóm đóng gói….do đó hiệu quả công việc tăng lên đáng kể. Cùng với đó, tác phong lề lối làm việc của đồng bào cũng có nhiều chuyển biến tích cực.

Nhóm khai thác, từ sáng sớm đã rủ nhau đi hái măng rừng theo phương châm vì sự phát triển bền vững. Nhóm sơ chế làm việc theo quy trình và tiêu chí ngon, sạch rồi đưa về miền xuôi, bán cho các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch. Thời gian qua, sản phẩm nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

Người Vân Kiều với sản phẩm OCOP 3 sao “Măng khô Cà Roòng” 3
Sản phẩm măng khô Cà Roòng được khai thác và chế biết đảm bảo quy trình nên được người tiêu dùng ưa chuộng

Ngoài sản lương khai thác măng tươi của hội viên khai thác, hợp tác xã còn thu mua măng của đồng bào ở địa phương góp phần tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho đồng bào. Hiện nay, mỗi ngày Hợp tác xã thu mua từ 400-600 kg măng tươi với mức giá giao động 5.000 đồng/kg đến 7.000 đồng/kg. Riêng măng đã phơi khô, Hợp tác xã đang thu mua với giá 400.000 đồng/kg.

Bà Bà Y Buốt, một thành viên của Hợp tác xã (ở bản Nịu, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, trước đây, việc hái măng rừng chỉ phục vụ bữa ăn hàng ngày. Từ khi Hợp tác xã Cà Roòng được thành lập, thu mua măng rừng về chế biến tạo ra sản phẩm ngon, sạch đưa về miền xuôi bán thì bà con chăm chỉ đi hái măng hơn. Măng rừng đem lại thu nhập khá cho bà con đồng bào nơi biên giới, nếu mỗi ngày đi chăm chỉ mỗi gia đình cũng được trên dưới 500.000 đồng.

Không chỉ đem lại nguồn thu nhập khá, ổn định cho đồng bào vùng biên, từ khi thành lập hợp tác xã Măng rừng Cà Roòng, cách nghĩ cách làm của đồng bào cũng thay thay đổi. Ngoài việc phát triển kinh tế từ măng rừng, dân bản còn trồng nhiều sắn, keo… góp phần tăng thu nhập.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Lê Công Toán - Bí thư Huyện ủy Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết: "Mô hình măng khô rừng Cà Roòng là hướng đi mới cho bà con đồng bào Vân Kiều vùng biên giới Quảng Bình. Góp phần hỗ trợ sinh kế, hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Thời gian tới, địa phương sẽ chú trọng tập huấn, đào tạo kiến thức chuyên sâu cho cán bộ quản lý, phụ trách chương trình, tập huấn hướng dẫn bà con sản xuất và phát triển thêm nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP".

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.