Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sàn giao dịch việc làm ở ngoại thành Hà Nội: Cơ hội việc làm cho đồng bào DTTS

PV - 10:48, 26/03/2019

Năm 2019, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TP. Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 154.000 lao động, đồng thời tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 67,5%, trong đó chú trọng lao động người DTTS. Để đạt mục tiêu, một trong những giải pháp ngành quan tâm thực hiện là tăng cường mở các phiên giao dịch việc làm (GDVL) ở các quận, huyện, địa bàn miền núi.

Đưa “sàn” về miền núi

Ở các huyện ngoại thành, nhất là ở những địa bàn miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống, thường thiếu thông tin về việc làm. Điều này khiến cho không ít lao động phải loay hoay tìm kiếm việc làm qua Internet, qua môi giới, hoặc tìm đến những đơn vị giới thiệu việc làm trong nội thành.

Người lao động tiếp cận nhiều cơ hội việc làm tại các phiên giao dịch. Người lao động tiếp cận nhiều cơ hội việc làm tại các phiên giao dịch.

Anh Lê Trung Kiên, ở phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây cho biết: “Trước kia muốn tìm kiếm việc làm tôi phải lên mạng tìm kiếm; rồi đến các đơn vị giới thiệu việc làm trong nội thành. Đi lại vất vả mà không tìm được công việc như ý”.

Để hỗ trợ lao động, thời gian qua, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm mở thêm những “sàn” việc làm vệ tinh tại nhiều huyện ngoại thành như: Đông Anh, Ba Vì, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai…, giúp lao động có thêm điều kiện tiếp cận thông tin, từ đó tìm được công việc phù hợp. Tính đến nay, trên toàn địa bàn Thành phố có 15 sàn giao dịch việc làm. Ngoài ra, còn có sự kết nối Online với những sàn giao dịch tại các tỉnh như: Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương, Cần Thơ,…

Các sàn giao dịch việc làm đã tạo môi trường tìm kiếm việc làm đa dạng cho người lao động; đồng thời doanh nghiệp có thể thuận lợi tuyển dụng lao động trên địa bàn. Như Công ty Cổ phần sản xuất và phát triển Tân Phú Mỹ ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì, thông qua sàn giao dịch, đơn vị này hiện sử dụng hơn 100 lao động người địa phương làm việc trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu.

Kết nối cung-cầu

Ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH TP. Hà Nội cho biết, chủ trương của Sở là tich cực giải quyết việc làm cho lao động có điều kiện khó khăn, nhất là những lao động sinh sống ở địa bàn miền núi. Thông qua các sàn giao dịch việc làm, doanh nghiệp và lao động có cơ hội tìm hiểu kỹ để đi đến “kết lương duyên”; đồng thời đây cũng là một “kênh” hiệu quả để Thành phố hướng tới mục tiêu đào tạo nghề cho lao động.

Như chị Phùng Thị Trang, ở xã Tiên Phong, huyện Ba Vì, thông qua sàn giao dịch việc làm, chị vào làm việc tại Công ty Cổ phần sản xuất và phát triển Tân Phú Mỹ. Khi vào Công ty, chị được đào tạo nghề may công nghiệp. “Thông qua sàn giao dịch việc làm, tôi đã có được công việc phù hợp với bản thân mình và có mức thu nhập khá; còn được đào tạo sâu hơn về nghề may mặc”, chị Trang chia sẻ.

Theo thống kê, trong năm 2018, thông qua các sàn giao dịch việc làm đã có 190.179 lao động tìm được việc làm thích hợp.

Theo báo cáo của Trung tâm DVVL Hà Nội, tỷ lệ trúng tuyển và có việc làm ổn định chiếm khoảng trên 50%. Có thể thấy, trong bối cảnh hàng ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp chưa có việc làm thì hoạt động của sàn GDVL đã, đang trở thành cầu nối tích cực giữa người có nhu cầu tìm việc ở khắp các quận, huyện, các doanh nghiệp trong và ngoài Thủ đô Hà Nội có nhu cầu tuyển dụng lao động. Nhiều người đã vượt hàng chục cây số từ các địa phương, như: Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang... để đến với sàn GDVL. Nhiều doanh nghiệp thông qua sàn GDVL đã lựa chọn được các ứng viên phù hợp cho từng vị trí công việc, nhất là các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài tỉnh.

Năm 2019, toàn Thành phố đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 154.000 lao động.; sàn giao dịch việc làm được kỳ vọng là nơi kết nối cung-cầu. Tính riêng phiên giao dịch đầu năm 2019 (diễn ra ngày 5/3), đã có 73 doanh nghiệp đăng ký nhu cầu tuyển dụng 1.019 lao động. Đây là cơ sở để ngành LĐTB&XH TP. Hà Nội hoàn thành mục tiêu năm 2019.

NGHĨA HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.