Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sắc màu dân tộc trong ngày hội văn hóa

PV - 17:29, 13/03/2018

Những ngày đầu tháng 3, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk ngập tràn niềm vui trước sự kiện Ngày hội Văn hóa-Thể thao diễn ra trên địa bàn.

Ngày hội chính năm nay, diễn ra tại buôn Akô Dhông, phường Tân Lợi, với 23 thôn, buôn, cụm dân cư đồng bào DTTS có thành tích xuất sắc tham gia. Ngay từ sáng sớm ngày diễn ra sự kiện (ngày 10/3), bà con các DTTS từ khắp nơi, kể cả các các buôn, làng xa xôi lũ lượt kéo đến.

Bà con mang theo các nhạc cụ độc đáo và đặc sắc của dân tộc mình như chiêng, ché, đàn, sáo, kèn, trống; những tiết mục dân ca, dân vũ đặc sắc; đến các vật dụng gần gũi với cuộc sống hằng ngày như chày cối, khung dệt thổ cẩm, dụng cụ nấu bếp, lúa gạo… để giao lưu, biểu diễn, tranh tài. Các nội dung chính trong ngày hội là: Thi văn nghệ dân gian, thi giã gạo nhanh, thi ẩm thực truyền thống và thi diễn tấu chiêng.

Tiết mục văn nghệ cổ của người Thái thôn 1, xã Hòa Phú. Tiết mục văn nghệ cổ của người Thái thôn 1, xã Hòa Phú.

 

Sân khấu của ngày hội tựa vào gốc cây Tung cổ thụ, vòng thân to tròn, cao ngút mắt. Đây là cánh rừng tự nhiên duy nhất còn lại giữa nội thành Buôn Ma Thuột, được đồng bào buôn Akô Dhông gìn giữ.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, Đội trưởng Đội chiêng Mường, thôn 3, xã Hòa Thắng chia sẻ: Tiếng cồng chiêng luôn gần gũi thân thuộc với bà con dân tộc Mường, không chỉ là nhạc cụ mà chính là linh hồn của văn hóa cộng đồng, vì thế tiếng cồng chiêng luôn âm vang trong ngày hội.

Khu nhà dài được Ban Tổ chức chọn là nơi trưng bày và bán các sản phẩm thổ cẩm, đan lát truyền thống của các đội thi trong ngày tranh tài cấp cụm.

baodantoc_ngayhoi_vh_2

 

Trong các hoạt động, ẩm thực là phần thi sôi động thu hút sự phấn khởi hào hứng của bà con. Các mẹ , các chị trong trang phục thổ cẩm, váy áo truyền thống rực rỡ tươi tắn đua nhau nấu nhanh, nấu ngon, bày đẹp các món ăn độc đáo của từng dân tộc sinh sống trên địa bàn Thành phố.

Mang đến Ngày hội 3 món ăn đặc trưng của người Ê-đê gồm canh chua kiến vàng, cà đắng sào hoa đu đủ và lá mì xào, bà H’Ngon H’Mok, buôn H’Drat, xã Ea Kao cho hay: canh cà, lá mì là món ăn dẫn dã mà quen thuộc của đồng bào Ê-đê, nguyên liệu của những món này rất sẵn. Riêng các món từ kiến vàng như canh chua, gỏi… thì chỉ ăn trong tháng 2-3, vì kiến vàng chỉ đẻ trứng trong 2 tháng này.

Trong ngày hội, nghệ nhân Y Míp Ayun, Đội chiêng buôn Kô Siêr chia sẻ: Tôi đã đi biểu diễn từ Bắc chí Nam và cả một số nước phương Tây, nhưng khi diễn trong không gian truyền thống này mới thấy thật sự cảm xúc.

Đánh chiêng cho đồng bào của mình nghe những bài chiêng cổ cũng như các bài chiêng mới để chia sẻ văn hóa truyền thống, về đời sống bằng âm thanh rộn ràng, huyền diệu của bài chiêng như kết chặt sợi dây cộng đồng của buôn làng. Những giai điệu ấy ngân lên trong ngày Hội dường như đã đánh thức ký ức của bao người, kể cả lớp trẻ bằng những tiết mục văn hóa-văn nghệ tươi mới, sinh động và hết sức phong phú của các tộc người thiểu số trên địa bàn Thành phố.

Đội chiêng thiếu nhi buôn M’duk biểu diễn chiêng tre. Đội chiêng thiếu nhi buôn M’duk biểu diễn chiêng tre.

 

Nghệ nhân Y Hiu, buôn M’duk, phường Ea Tam tự hào: Điều đáng mừng nhất là ngày Hội năm nay, số đội chiêng trẻ tham gia tăng lên khá nhiều so với các lần trước. Riêng buôn M’duk cũng có 2 đội chiêng thiếu nhi, một đội học theo chương trình của bảo tồn văn hóa của tỉnh, một đội là những em yêu thích tự nguyện đến học, nhưng các em đều rất đam mê, tiếp thu nhanh. “Các em không chỉ diễn tấu được chiêng tre (ching Kram), mà cả chiêng đồng cũng thể hiện rất tốt trên phương diện kỹ thuật bài bản, dựa trên sự kế thừa và sáng tạo mới. Đặc biệt, trong Ngày hội năm nay còn nhiều bạn trẻ kể Khan rất bài bản và hấp dẫn không thua kém gì nghệ nhân lớn tuổi trong các buôn làng”.

Ông Vũ Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: Ngày hội Văn hóa-Thể thao đồng bào các dân tộc TP. Buôn Ma Thuột được tổ chức 2 năm một lần. Việc tổ chức Ngày hội Văn hóa thường niên nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn Thành phố; tạo không khí phấn khởi, cổ vũ, động viên, góp phần phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng ở cơ sở. Đồng thời, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc về trách nhiệm phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch của địa phương.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.