Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Rừng Amazon bị tàn phá nghiêm trọng

NA (T/h) - 11:41, 14/03/2022

Dữ liệu công bố mới đây cảnh báo tình trạng mất rừng ở Amazon trong tháng 2 tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một vùng rộng lớn của rừng Amazon ở Porto Velho, bang Rondonia, trơ trọi sau hỏa hoạn
Một vùng rộng lớn của rừng Amazon ở Porto Velho, bang Rondonia, trơ trọi sau hỏa hoạn

Dữ liệu vệ tinh cho thấy khoảng 199 km2 độ che phủ rừng - một diện tích bằng một nửa thủ đô Washington của Mỹ - đã bị mất trong vùng rừng Amazon của Brazil vào tháng trước, theo chương trình giám sát của Cơ quan Vũ trụ Brazil INPE. Đây là con số cao nhất trong tháng 2 kể từ khi chương trình bắt đầu vào năm 2015.

Các nhà bảo vệ môi trường lưu ý rằng, con số này còn đáng lo ngại hơn khi tháng 2 là mùa mưa ở Amazon, vốn là thời kỳ có tỷ lệ phá rừng thấp.

"Hai tháng đầu năm nay đều thiết lập kỷ lục về nạn phá rừng. Kể từ đầu năm đến nay, diện tích rừng bị mất đã lên tới 629 km2, nhiều gấp ba lần so với năm ngoái", chuyên gia Romulo Batista từ tổ chức môi trường Greenpeace cho hay.

Thực trạng này làm dấy lên lo ngại rằng năm 2022 có thể chứng kiến sự tàn phá thậm chí còn tồi tệ hơn ở Amazon của Brazil so với năm ngoái, năm mà nạn phá rừng đạt mức cao nhất trong 15 năm qua với 13.235 km2 rừng bị mất từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021.

"Sự gia tăng bất thường này cho thấy chúng ta đang thiếu các chính sách chống phá rừng và tội phạm môi trường ở Amazon. Sự tàn phá vẫn chưa dừng lại", Batista nói thêm.

Brazil hiện là quốc gia xuất khẩu thịt bò và đậu nành lớn nhất thế giới. Sự tàn phá rừng chủ yếu do hoạt động nông nghiệp và đầu cơ đất đai.

Rừng Amazon được xem là lá phổi xanh của thế giới, nhưng một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Climate Change vào năm 2021 lại cho thấy, nó đang thải nhiều carbon hơn lượng hấp thụ. Cụ thể, trong một thập kỷ qua, lưu vực sông Amazon của Brazil đã thải vào khí quyển 16,6 tỷ tấn CO2, cao hơn gần 20% so với lượng hấp thụ là 13,9 tỷ tấn. Nguyên nhân chủ yếu là do mất rừng gây ra bởi hỏa hoạn và chặt phá trái phép.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.