Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Rộn ràng Lễ hội Xòe chiêng

Hà Minh Hưng - 01:14, 27/02/2024

Với người Thái ở Tây Bắc nói chung, chiêng, trống được coi là vật linh thiêng và được dùng trong các sự kiện của cộng đồng. Sau mùa lễ hội, trống, chiêng sẽ được già làng, trưởng bản và những người có uy tín nhất trong bản có trách nhiệm giữ gìn và trông coi trong suốt cả năm. Lễ hội Xòe chiêng của dân tộc Thái huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu) năm nay diễn ra trong 2 ngày (24, 25 tháng 2) tại xã Bản Bo - khu du lịch cọn nước Nà Khương.

Theo phong tục, thầy cúng và dân bản làm lễ xin phép thần linh được mang chiêng, trống ra suối xin nước rửa chiêng.
Theo phong tục, thầy cúng và dân bản làm lễ xin phép thần linh được mang chiêng, trống ra suối xin nước rửa chiêng

Lễ hội Xòe chiêng xã Bản Bo năm nay có chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc xã Bản Bo”, gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trong đó, phần Lễ đã tái hiện Lễ rước chiêng, Lễ rửa chiêng, Lễ cúng chiêng của đồng bào dân tộc Thái.

Phần hội gồm các tiết mục văn nghệ đặc sắc; thi nấu ăn; thi bắt cá suối; thi văn nghệ quần chúng; trình diễn nghề đan lát dân tộc Kháng, nghệ thuật tạo hình trên trang phục Mông, Lào, Lự, nghệ thuật trình diễn nhạc cụ pí kẻo của dân tộc Giáy; thi các môn thể thao dân tộc (gồm kéo co, đẩy gậy, tung còn, tù lu, đi cà kheo, bắn nỏ); các trò chơi dân gian (bịt mắt bắt vịt; đi cầu thăng bằng; bịt mắt đánh chiêng; hái hoa dân chủ, đánh cầu lông gà, đi cà kheo, tó má lẹ) và không gian văn hóa giới thiệu các sản phẩm OCOP, trình diễn di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống; sản phẩm thủ công mĩ nghệ; thổ cẩm…

Một số hình ảnh tại Lễ hội

Địa điểm tổ chức lễ rửa chiêng là ngã ba suối Nậm Mu, con suối có dòng chảy hiền hòa, nước trong, sạch.
Địa điểm tổ chức lễ rửa chiêng là ngã ba suối Nậm Mu, con suối có dòng chảy hiền hòa, nước trong, sạch
Thầy cúng thực hiện lễ rửa chiêng, cầu cho dân bản một năm mạnh khỏe, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi…
Thầy cúng thực hiện lễ rửa chiêng, cầu cho dân bản một năm mạnh khỏe, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi…
Sau khi thầy cúng làm lễ rửa chiêng, mọi người tham gia vòng xòe tay nắm tay làm thành một hoặc nhiều vòng xòe bất tận…
Sau khi thầy cúng làm lễ rửa chiêng, mọi người tham gia vòng xòe tay nắm tay làm thành một hoặc nhiều vòng xòe bất tận…
Người Thái có câu: “Không xòe cây lúa không thành bông…”. Vậy nên, sau phần lễ có khách vui hội, bà con lại kéo vào vui xòe.
Người Thái có câu: “Không xòe cây lúa không thành bông…”. Vậy nên, sau phần lễ có khách vui hội, bà con lại kéo vào vui xòe
 Bà con dân tộc Thái xã Bản Bo thi ném còn tại Lễ hội Xòe chiêng.
Bà con dân tộc Thái xã Bản Bo thi ném còn tại Lễ hội Xòe chiêng
 Đến Lễ hội Xòe chiêng, du khách được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, riêng có của đồng bào Thái nơi đây.
Đến Lễ hội Xòe chiêng, du khách được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, riêng có của đồng bào Thái nơi đây
 Sau lễ hội, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của điểm du lịch cọn nước Nà Khương với những cọn nước khổng lồ lớn nhất, nhiều nhất miền Bắc.
Sau lễ hội, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của điểm du lịch cọn nước Nà Khương với những cọn nước khổng lồ lớn nhất, nhiều nhất miền Bắc
 Khung cảnh hùng vĩ, nên thơ của điểm du lịch cọn nước Nà Khương.
Khung cảnh hùng vĩ, nên thơ của điểm du lịch cọn nước Nà Khương
 Bà con chuẩn bị dụng cụ vào phần thi bắt cá suối…
Bà con chuẩn bị dụng cụ vào phần thi bắt cá suối…
Lễ hội Xòe chiêng với nhiều trò chơi thú vị, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là thi bắt cá suối.
Lễ hội Xòe chiêng với nhiều trò chơi thú vị, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là thi bắt cá suối
Người dân nô nức xuống suối bắt cá
Người dân nô nức xuống suối bắt cá
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.