Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Rộn ràng âm thanh tre nứa giữa buôn làng Ê Đê

Hoàng Thùy - 08:27, 12/01/2024

Vào chủ nhật hàng tuần, hơn 30 học sinh dân tộc Ê Đê trên địa bàn xã Ea Bhôk, huyện Cư Kui, tỉnh Đắk Lắk lại cùng nhau đến không gian trường mẫu giáo buôn Ea Kmar để tham gia lớp học nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa.

 Nhóm học sinh trình diễn kết hợp các loại nhạc cụ bằng tre nứa
Nhóm học sinh trình diễn kết hợp các loại nhạc cụ bằng tre nứa

Buôn Ea Kmar chủ yếu là đồng bào dân tộc Ê Đê sinh sống. Lớp học bắt nguồn từ đề tài nghiên cứu “Dạy học gằn liền với bối cảnh văn hóa, xã hội” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Phương, giảng viên bộ môn Vật lý, trường Đại học Tây Nguyên. Với sự hỗ trợ và đồng hành của nghệ sĩ Nguyễn Trường, nguyên giảnh viên trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Đắk Lắk, người đã có thời gian dài gắn bó và nghiên cứu âm nhạc dân gian Tây Nguyên, lớp học diễn ra đều đặn vào chủ nhật hàng tuần.

Đến với lớp học, các em học sinh không chỉ được truyền dạy sử dụng các loại nhạc cụ mà còn được hướng dẫn chế tác một số loại nhạc cụ bằng tre nứa.

Cô Nguyễn Thị Thanh Phương hướng dẫn các em làm nhạc cụ
Cô Nguyễn Thị Thanh Phương hướng dẫn các em làm nhạc cụ

Em Hri Byă, buôn Ea Kmar cho biết: Tham gia lớp học, em được thầy Trường và cô Phương hướng dẫn rất nhiệt tình. Đến nay, em không chỉ sử dụng thành thạo một số nhạc cụ mà còn chế tác và trình diễn các nhạc cụ như ching kram, đinh pơng, ching anap mô, một số nhạc cụ  bằng tre nứa. Quan trọng nhất là em hiểu thêm giá trị nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Để việc truyền dạy đạt hiệu quả, nghệ sĩ Nguyễn Trường chia nhóm để các em tiện tập luyện. Theo đó, nghệ sĩ Nguyễn Trường chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm sẽ được học những loại nhạc cụ khác nhau, sau đó các nhóm chia sẻ, truyền lại cho nhau.

Nghệ sĩ Nguyễn Trường hướng dẫn các học sinh đánh ching kram
Nghệ sĩ Nguyễn Trường hướng dẫn các học sinh đánh ching kram

Nghệ sĩ Nguyễn Trường chia sẻ: các em tham gia lớp học đều rất yêu thích nhạc cụ, ham học, chịu khó. Vì vậy, chỉ hướng dẫn trong thời gian ngắn, các em đã nắm bắt cơ bản những kỹ năng chế tác và trình diễn một số loại nhạc cụ. “Điều tôi mong muốn nhất chính là tạo cho các em sân chơi bổ ích và góp phần vào công tác bảo tồn văn hóa. Để các em trở thành những truyền nhân trẻ nối tiếp, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Nghệ sĩ Nguyễn Trường hướng dẫn học sinh nghe thanh âm để chế tạc nhạc cụ
Nghệ sĩ Nguyễn Trường hướng dẫn học sinh nghe thanh âm để chế tạc nhạc cụ
Các em thổi sáo chim - một loại nhạc cụ màu sắc
Các em thổi sáo chim
Các em học sinh trình diễn các nhạc cụ
Các em học sinh trình diễn các nhạc cụ
Nhóm học sinh sử dụng thành thạo và trình diễn ching pơng
Nhóm học sinh sử dụng thành thạo và trình diễn ching pơng
Em kg chùm ảnh: Rộn ràng âm thanh tre nứa giữa buôn làng Ê Đê 7

Một số hình ảnh của lớp học nhạc cụ tre nứa:

Em kg chùm ảnh: Rộn ràng âm thanh tre nứa giữa buôn làng Ê Đê 8
Em kg chùm ảnh: Rộn ràng âm thanh tre nứa giữa buôn làng Ê Đê 9
Em kg chùm ảnh: Rộn ràng âm thanh tre nứa giữa buôn làng Ê Đê 10
Em kg chùm ảnh: Rộn ràng âm thanh tre nứa giữa buôn làng Ê Đê 11
Em kg chùm ảnh: Rộn ràng âm thanh tre nứa giữa buôn làng Ê Đê 12
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.