Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Reply 2222”: Lời kêu gọi hành động vì môi trường internet an toàn

PV - 08:37, 07/05/2022

Theo thống kê, có tới 72% thanh thiếu niên Việt Nam từ 15 - 24 tuổi sử dụng internet với xu hướng ngày càng tăng nhanh. Thế nhưng, việc sử dụng công nghệ không đúng cách trong giới trẻ đang làm dấy lên lo ngại về những rủi ro, hệ lụy khôn lường trong tương lai.

Các thành viên Dự án “Reply 2222” đều là những sinh viên trẻ đến từ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Các thành viên Dự án “Reply 2222” đều là những sinh viên trẻ đến từ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Báo cáo hằng năm của UNICEF cho thấy, cứ 3 người sử dụng internet trên toàn cầu thì có 1 trường hợp là trẻ em. Tuy nhiên, môi trường internet lại tiềm ẩn quá nhiều cạm bẫy, như sử dụng sai thông tin cá nhân, truy cập vào nội dung độc hại, bắt nạt trực tuyến, lừa đảo, lạm dụng… Trong khi đó, những hành động bảo vệ trẻ em khỏi rủi ro của “thế giới ảo” hiện rất ít.

Nhằm xây dựng 1 thế giới công nghệ số với môi trường mạng an toàn, các bạn trẻ năng động của AK Production, đơn vị sản xuất sự kiện thuộc Khoa Văn hóa (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) đã bắt tay vào 1 dự án cộng đồng với tên gọi “Reply 2222”.

Tên gọi “Reply” có ý nghĩa như lời hồi đáp, hành động vì 1 thế giới công nghệ an toàn. Về lâu dài, Dự án đặt mục tiêu nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về những tác động tiêu cực của công nghệ lên chính giới trẻ. Từ đó, góp phần thay đổi những hành vi lạm dụng công nghệ ngay từ sớm.

Phần còn lại trong tên gọi của Dự án - “2222”, là dãy số biểu tượng cho sự cân bằng, thể hiện niềm tin, hy vọng về sự thuận lợi, thành công, thăng tiến… như lời chúc may mắn đến lứa học sinh năm cuối THPT, chuẩn bị tiến tới ngưỡng cửa giảng đường đại học.

Dự kiến, chương trình phát động Dự án sẽ diễn ra từ 14 giờ ngày 14/5 tới đây, tại Trường Trung học - THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Chương trình mở đầu bằng triển lãm “Cảm” với hàng loạt “bức tường cảm xúc” để học sinh tham gia triển lãm bộc lộ những suy nghĩ vẫn thường giấu kín và gửi những lời nhắn đến chính mình của tương lai.

Điểm nhấn của triển lãm còn là các tác phẩm của học sinh tham dự cuộc thi vẽ tranh trực tuyến “Set me free” (tạm dịch là “Hãy giải thoát cho tôi”) và 1 số hoạt động bên lề như đóng dấu nhận diện Dự án, chụp ảnh check-in…

Ngoài ra, đến với chương trình phát động Dự án, các bạn trẻ còn được thưởng thức các vũ điệu hiện đại và đặc biệt là tiết mục kịch “Tìm” - Tìm lại cảm xúc. Đây là 1 vở kịch kết hợp hoạt cảnh nói về hành trình đi tìm lại cảm xúc và niềm vui của 1 chàng trai sống trong thế giới - nơi con người quá lệ thuộc vào công nghệ để rồi đánh mất chính mình.

Khép lại chương trình là màn trình diễn thời trang handmade “Son” - Một thời vàng son. Các bạn trẻ sẽ phô diễn những bộ trang phục truyền thống độc đáo làm từ chất liệu tái chế như bìa báo, nylon, bao tải… nhằm lan tỏa thông điệp gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống song hành với sự phát triển của các giá trị hiện đại.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.