Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Ra mắt truyện tranh nhân Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam

Anh Trúc - 14:40, 23/06/2023

Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam, Ban Tổ chức phía Nhật Bản đã ra mắt phần đầu của truyện tranh lịch sử "Công nữ Anio" phiên bản điện tử.

Hình ảnh phần đầu và phần cuối truyện tranh lịch sử "Công nữ Anio".
Hình ảnh phần đầu và phần cuối truyện tranh lịch sử "Công nữ Anio".

Tác phẩm này do họa sĩ truyện tranh Higashimura Akiko sáng tác với mục đích giúp đông đảo người dân Nhật Bản và Việt Nam nhận thức lịch sử giao lưu lâu đời và sự gần gũi về văn hóa giữa hai quốc gia.

Đây là dự án truyền tải một cách dễ hiểu tới nhiều người về sự gắn kết trong lịch sử và văn hóa giữa hai quốc gia thông qua cách thể hiện bằng truyện tranh Manga - loại hình văn hóa được trẻ em và người lớn ở cả Nhật Bản và Việt Nam yêu thích và phát hành miễn phí trên trang Web đặc biệt kỷ niệm 50 năm.

Nguyên tác của cuốn truyện chính là vở Opera nguyên bản “Công nữ Anio” công diễn lần đầu tại Hà Nội vào tháng 9 năm nay, để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam.

Higashimura Akiko - họa sĩ truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản, đã vẽ câu chuyện tình yêu giữa Araki Sotaro - một thương nhân của vùng Nagasaki và công nữ Ngọc Hoa của triều Nguyễn khoảng 400 năm trước.

Trong thời gian tới, phần sau của cuốn truyện phiên bản điện tử sẽ được ra mắt vào ngày 7/7.

Ngoài ra, cuốn truyện cũng sẽ được phát hành dưới dạng sách giấy, với sự hợp tác của công ty Neo Story (sản xuất bản tiếng Nhật) và Nhà xuất bản Kim Đồng (biên dịch tiếng Việt và xuất bản).

Phiên bản sách giấy dự kiến sẽ không bán ra thị trường, mà phát miễn phí cho các địa phương và cơ sở giáo dục của Nhật Bản và Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.