Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”

Trương Vui - 15:07, 09/03/2023

Sáng 9/3, tại Hội nghị cung cấp thông tin đối ngoại được tổ chức định kỳ hàng tháng, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”.

Sách trắng "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam"
Sách trắng "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam"

Tại buổi ra mắt sách, ông Nguyễn Tiến Trọng - Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ thông tin, ở Việt Nam hiện có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự; có hàng ngàn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam luôn khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người. 

Cùng với đó, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Để giúp các độc giả trong và ngoài nước hiểu rõ và đầy đủ về chính sách tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức biên soạn cuốn Sách trắng "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam".

Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” gồm 132 trang, với 3 chương. Chương I: Tôn giáo ở Việt Nam: Giới thiệu thông tin cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam. Chương II: Chính sách tôn giáo ở Việt Nam: Quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ đổi mới; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; Những quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Chương III: Thành tựu, thách thức và ưu tiên của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Ông Nguyễn Tiến Trọng - Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu ra mắt sách
Ông Nguyễn Tiến Trọng - Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu ra mắt sách

Phần phụ lục giới thiệu: một số hình ảnh về tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam; số liệu về tôn giáo; danh mục tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; Điều 24, Hiến pháp 2013 của nước CHXHCN Việt Nam.

Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” cung cấp những thông tin cơ bản về tôn giáo, chính sách, thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, thách thức cần vượt qua và những hướng ưu tiên nhằm thúc đẩy việc thụ hưởng ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân.

Cũng tại buổi ra mắt Sách trắng, ông Nguyễn Tiến Trọng - Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ cũng khẳng định, nhờ có chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực: 36 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, 4 tổ chức và 1 pháp môn tu hành được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. 

Các hoạt động tôn giáo như đào tạo chức sắc, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, quan hệ quốc tế… của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra thuận lợi theo quy định của pháp luật, đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng Nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.