Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ra mắt 10 tập bộ sách sử “Đại Nam thực lục”

Nguyệt Anh - 15:04, 03/06/2022

Vừa qua, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp Nhà Xuất bản Hà Nội và Công ty cổ phần Tri thức Văn hóa sách Việt Nam tổ chức kỷ niệm 60 năm ấn phẩm tiếng Việt bộ sử “Đại Nam thực lục” ra mắt lần đầu tiên (1962-2022) và ra mắt bộ sách tái bản lần hai “Đại Nam thực lục – 10 tập”.

ễ ra mắt bộ sách Đại Nam Thực lục (tái bản) tại Hà Nội
ễ ra mắt bộ sách Đại Nam Thực lục (tái bản) tại Hà Nội

PGS,TS Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng, “Đại Nam thực lục” là bộ chính sử lớn nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm, gồm 560 quyển ghi chép thực toàn bộ lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn, cũng như hơn 200 năm lịch sử Đàng Trong của các chúa Nguyễn với quan điểm: “Nước phải có sử, cốt để làm tin với đời nay và truyền lại cho đời sau”.

Quay trở lại những năm 60 của thế kỷ XX, Viện Sử học đã tập hợp các nhà Hán học uyên bác để dịch và hiệu đính, như các giáo sư: Đào Duy Anh, Hoa Bằng, Đỗ Mộng Khương… Năm 1962, Viện Sử học xuất bản lần đầu ấn bản tiếng Việt bộ “Đại Nam thực lục” và phải mất 16 năm mới thực hiện xong 38 tập. Một công trình dịch thuật đồ sộ được đông đảo độc giả hoan nghênh và đánh giá cao.

Bộ sách sử “Đại nam thực lục” gồm 10 tập.
Bộ sách sử “Đại nam thực lục” gồm 10 tập.

Bộ sách này là nguồn sử liệu quý về những chính sách lớn trong việc hoạch định, phát triển kinh tế-xã hội, đường lối ngoại giao, bảo vệ an ninh quốc gia, khai thác và khẳng định chủ quyền biển đảo; cung cấp những tư liệu khoa học và pháp lý hữu ích trong việc nghiên cứu, xây dựng chính sách quản lý, phát triển và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng trong 330 năm (1558-1888) đầy biến động của đất nước.

GS,TS Đinh Xuân Dũng, chủ trì lễ ra mắt bộ sách chia sẻ, bộ sách “Đại Nam thực lục” được biên soạn từ nguồn tư liệu của các cơ quan, các đại thần gửi đến triều đình, được các vua Nguyễn phê duyệt bằng bút son; theo phương pháp biên niên, cụ thể từ ngày tháng, sự kiện xảy ra trong quá khứ, rất dễ để tra cứu sự kiện, nhân vật, địa danh, địa chí theo trình tự thời gian. Bộ sách “Đại Nam thực lục” tái bản lần này gồm 10 tập, dày gần 10.000 trang, khổ 16x24cm đã được rà soát, sửa lỗi kỹ thuật của các ấn bản công bố lần trước.

Đông đảo các nhà khoa học tham quan khu trưng bày bộ sách.
Đông đảo các nhà khoa học tham quan khu trưng bày bộ sách.

Những năm 60 của thế kỷ XX, Viện Sử học đã tập hợp các nhà Hán học uyên bác như Đào Duy Anh, Hoa Bằng, Đỗ Mộng Khương... để dịch và hiệu đính. Năm 1962, Viện Sử học xuất bản lần đầu ấn bản tiếng Việt bộ Đại Nam Thực lục và phải mất 16 năm mới thực hiện xong 38 tập, một công trình dịch thuật đồ sộ được đông đảo độc giả hoan nghênh và đánh giá cao.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.