Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quyết liệt dẹp bỏ nạn chèo kéo, đeo bám du khách tại Khu du lịch Sa Pa

Trọng Bảo - 19:13, 16/09/2022

Thời gian qua, tình trạng số người tham gia bán hàng rong, chèo kéo, đeo bám khách du lịch tại Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đang có chiều hướng gia tăng, nhất là từ khi dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động du lịch phục hồi trở lại, gây bức xúc cho du khách… Trước thực tế này, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm từng bước giảm thiểu và chấm dứt tình trạng này.


Lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền lưu động trên các tuyến phố
Lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền lưu động trên các tuyến phố

Đều đặn hàng ngày, Tổ công tác liên ngành của thị xã Sa Pa vẫn duy trì đi trên các tuyến phố, nhắc nhở người dân bằng hai thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng Mông); tuy vậy, tình trạng đeo bám khách để bán hàng hầu như không được cải thiện. Thậm chí, nhiều trẻ em còn hồn nhiên bán hàng ngay trước mặt lực lượng chức năng.

“Gia đình khó khăn quá, không có gì ăn nên phải đi bán hàng rong nhưng cũng bán được ít. Có ngày chả bán được ít hàng nào”, một người bán hàng rong cho biết.

Ông Thào A Tung, Chủ tịch UBND xã Hoàng Liên cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã cũng có một số người dân, trong đó chủ yếu là phụ nữa và trẻ em hàng ngày vẫn đi bán hàng rong trên các tuyến phố trên địa bàn thị xã.

Tình trạng chèo kéo bán hàng khiến nhiều du khách cảm thấy khó chịu, bức xúc
Tình trạng chèo kéo bán hàng khiến nhiều du khách cảm thấy khó chịu, bức xúc

Cùng với tuyên truyền trên hệ thống loa, biển thông báo, thị xã Sa Pa còn tổ chức nhiều đợt ra quân tiếp nhận các thông tin trình báo, phản ánh của du khách. Từ đó, kịp thời xử lý người ăn xin, đeo bám bán hàng rong, lấn chiếm hành lang, vỉa hè, khu vực công cộng...

“Để từng bước hạn chế hướng đến chấm dứt tình trạng đeo bám du khách bán hàng rong, chúng tôi cũng đã có nhiều biện pháp. Cụ thể, thu giữ hàng hóa đối với những người chèo kéo, đeo bám du khách. Tăng cường nhắc nhở bà con không nên cho trẻ em đi theo cha mẹ để bán hàng; kết hợp cùng với chính quyền địa phương đưa các cháu về khi phát hiện các cháu đi bán hàng rong. Tuy nhiên, do số lượng đông nên cũng chưa thể dẹp bỏ hẳn…”, ông Đoàn Ngọc Ánh, Tổ trưởng Kiểm tra trật tự đô thị phường Sa Pa cho biết.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thị xã Sa Pa có khoảng 200 phụ nữ và trẻ em thường xuyên đeo bám khách để bán hàng rong. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã tiến hành rà soát, thông kê đối với những trường hợp trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa hoặc có hoàn cảnh khó khăn để đưa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Lào Cai.

Những hình ảnh này đang làm mất đi vẻ đẹp của khu du lịch Quốc gia Sa Pa
Những hình ảnh này đang làm mất đi vẻ đẹp của khu du lịch Quốc gia Sa Pa

Bà Hoàng Thị Vương, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã Sa Pa cho biết: Ngành Văn hóa huyện cũng đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các địa phương về việc tiếp tục hỗ trợ bà con chuyển đổi sinh kế để có thu nhập. Cùng với đó, phối hợp với ngành giáo dục tuyên truyền trong khối các nhà trường để phụ huynh, các em học sinh hiểu, việc trẻ em đi bán hàng rong không những là ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Sa Pa, mà còn ảnh hưởng đến tương lai sau này của chính các em.

Được biết, mới đây thị xã Sa Pa đã tổ chức họp bàn, đưa ra các giải pháp giải quyết tình trạng chèo kéo, đeo bám du khách, bán hàng rong và ăn xin trên địa bàn. Theo đó, nhiều giải pháp “mềm mỏng, cứng rắn” được đưa ra như: Gửi những người lang thang, ăn xin không nằm trong quy định của Nghị định 20/2021/NĐ-CP được vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh bằng nguồn ngân sách địa phương; lực lượng công an từ huyện đến xã, phương, thị trấn tăng cường công tác điều tra, giám sát, phát hiện các trường hợp thuê, mượn trẻ em, lợi dụng trẻ em hoặc đối tượng bảo trợ xã hội đi ăn xin để trục lợi… để xử lý vị phạm hành chính hoặc xử lý điểm theo quy định của pháp luật để răn đe; Phối hợp với Sở Du lịch mở các lớp đào tạo nghề trong lĩnh vực du lịch, bố trí không gian tại khu trưng bày thuộc Trung tâm Thông xin và Xúc tiến du lịch tỉnh đang quản lý để sắp xếp cho người dân địa phương giới thiệu và bán sản phẩm đặc hữu của Sa Pa…

Hy vọng, với những giải pháp cụ thể, quyết liệt nêu trên, sẽ góp phần để du lịch Sa Pa luôn đẹp và ấn tượng trong mắt du khách.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.