Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quy trình sản xuất hoa loa kèn hiệu quả

Như Ý - 14:10, 21/09/2024

Hoa loa kèn với sắc màu đẹp mắt mang lại vẻ đẹp lãng mạn, được nhiều người yêu thích. Việc trồng hoa loa kèn đúng cách sẽ giúp cây phát triển toàn diện và cho hoa to, đẹp. Do vậy, để trồng hoa loa kèn cải thiện kinh tế, có thêm nguồn thu nhập cho gia đình mời bà con hãy tìm hiểu quy trình sản xuất hoa loa kèn dưới đây để có kinh nghiệm, phương án canh tác đạt hiệu quả cao.

(Tổng hợp) Quy trình sản xuất hoa loa kèn hiệu quả

Thời vụ

Loa kèn trồng vào tháng 10-11 và cho hoa vào tháng 4. Bà con không nên trồng sớm vì nếu trồng sớm, cây con sẽ bị nắng tỷ lệ chết cao, để tránh nắng có thể phải che bằng cách trồng cây khác. Từ trồng đến lúc mọc có thể tới 45-48 ngày. Để tránh cỏ mọc người ta phải phủ 1 lớp rạ mỏng, vừa hạn chế cỏ, vừa che phủ đất để giữ ẩm.

Chuẩn bị đất trồng

Đất thích hợp để trồng được cho mình những bông hoa loa kèn là đất tươi xốp, nhiều bùn, độ ẩm cao, hoa không chịu được nước nên phải thoát nước nhanh. Thường thì bạn hay trông trên đất thịt nhưng để đảm bảo sử sinh trưởng tốt bạn lên pha thêm đất sét hay pha cát để cung cấp đất nhiều dinh dưỡng hơn.

Đất phải cày bừa đập vỡ khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhanh từ 5-7 ngày. Đất sau khi làm xong phải nắm đựợc thành cục bỏ trong tay không bị vỡ ngay là được. Làm luống cao, mặt luống phải thật phẳng sẻ rãnh rồi bòn phân thật hoai hay bón trước mùa đông rồi mới trồng.

Cấn chú ý đất trồng hoa phải tránh nắng, tránh xa nơi có lò gạch, gần nhà máy có khói than để hoa có thể phát triển một cách tốt nhất.

(Tổng hợp) Quy trình sản xuất hoa loa kèn hiệu quả 1

Kỹ thuật trồng cây hoa loa kèn

Bà con có thể thực hiện bằng cách gieo hạt, tách củ, giâm bẹ và tách chồi cây.

Phương pháp gieo hạt: Hái hạt vào mùa Thu, cất giữ rồi mùa Xuân năm sau gieo. 20 – 30 ngày là hạt nảy mầm, bạn cần che bóng cho cây.

Tách củ nhỏ: Nếu cần nhân một cây hoặc nhiều cây thì có thể sử dụng củ già. Bạn chỉ cần tách mấy củ nhỏ, cất trữ vào cát. Qua mùa Đông, mùa Xuân năm sau thì tiến hành trồng, nuôi đến tháng 9, 10 năm thứ 3 là có thể mọc củ.

Phương pháp giảm bẹ: Đào củ vào mùa Thu, lấy bẹ cụ già, dày. Mỗi bẹ cần một ít rễ, hong khô, sau đó cắm vào đất. Để 2/3 gốc cắm vào giá thể, giữ ẩm và nhiệt độ khoảng 20 độ C. Sau nửa tháng sẽ mọc rễ, gốc củ mọc bẹ nhỏ, tách ra trồng vào chậu, sau 3 năm là có hoa nở.

(Tổng hợp) Quy trình sản xuất hoa loa kèn hiệu quả 2

Phương pháp tách chồi: Lấy nụ chồi nách lá phía dưới gốc đem nuôi, mọc thành củ và ra hoa (mất 2 – 4 năm). Sau khi hoa nở, hãy nén ngả cây và lấp đất vào để hình thành chồi.

Khi đem củ đi trồng, bà con cần cắt bỏ phần thân củ, phân loại củ to, củ nhỏ, củ nhỡ để trồng theo từng lô riêng, để việc chăm sóc được đồng đều. Khi trồng, đặt củ giống vào rãnh, các hàng cách nhau khoảng 45cm, các củ cách nhau 30cm, lấp đất sâu vừa phải từ 4-5cm, nếu lấp sâu thì cây sẽ khó mọc.

Khi hoa vươn cao cần tưới nước phân pha loãng ½-1/5 lần, rồi xới xáo vun cao cho cây khỏi đổ. Cây hoa loa kèn lá thường bị khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng qua lá hay rễ bằng cách phun lên lá một lượng lân và 1% ure. Trường hợp lá bị sọc vàng gân lá, ta xới thoáng gốc và phun Zinép-Basudin.

Khi cây hoa phát triển cao 10cm trở lên thì phun chế phẩm ra lá phát chồi, cứ 15 ngày phun 1 lần. Chế phẩm này giúp cho cây phát triển nhanh trong điều kiện không thuận lợi, chóng đạt độ cao cho phép hình thành. Tránh được hiện tượng ra hoa mà cây quá thấp, giá trị cành hoa sẽ không cao.

(Tổng hợp) Quy trình sản xuất hoa loa kèn hiệu quả 3

Khi cây chuẩn bị ra hoa, có thể phun chế phẩm kích thích ra hoa để cây ra hoa nhiều và to. Từ đó, giá trị hoa thương phẩm sẽ được nâng cao hơn nữa.

Trong quá trình trồng, việc duy trì chế độ nước là quan trọng nhất. Yêu cầu với chế độ tưới nước cho cây hoa loa kèn cần chú ý: Đảm bảo duy trì được độ ẩm cho đất thường xuyên từ 70 – 72% là hợp lý. Tiến hành việc tưới nước đều dặn, thường xuyên từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Song việc tưới nước cần cân đối với điều kiện thời tiết thực tế của từng ngày.

Khi cây đã mọc ra khỏi mặt đất cần chú ý tiến hành xới đất nhẹ nhàng, đồng thời kết hợp với bón phân NPK. Cho tới khi cây đã nhú hoa thì việc xới xáo cần dừng lại.

Việc bón phân nếu được chú trọng cũng sẽ giúp hoa loa kèn có thể phát triển tốt, cho nhiều hoa với chất lượng hoa tốt. Tìm hiểu và tuân thủ yêu cầu trong bón phân khi canh tác cây hoa loa kèn giúp cây trồng cho hoa đẹp, số lượng bông nhiều.

(Tổng hợp) Quy trình sản xuất hoa loa kèn hiệu quả 4

Bón lót khi trồng hoa loa kèn sử dụng từ 50 – 70kg/ 1000m2 ruộng trồng bằng phân hữu cơ Organic 1, hoặc phân hữu cơ 3 con gà. Thực hiện việc bón lót cho ruộng trồng hoa loa kèn vào giai đoạn làm đất, cần kết hợp với xới xáo, làm luống đầy đủ trước khi tiến hành trồng.

Bón thúc cho diện tích trồng hoa loa kèn cần chia làm 4 lần thích hợp trong từng giai đoạn, cần thời điểm. Thực hiện bón phân chuẩn xác trong từng đợt giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho hoa loa kèn để phát triển thuận lợi:

Bón thúc lần 1: Thực hiện sau khi trồng khoảng 20 ngày với 20 – 30kg/ 1000m2 diện tích trồng bằng phân bón NPK 20-20-15.

Bón thúc lần 2: Thời điểm bón thúc lần 2 thực hiện sau khi trồng khoảng 35 ngày bón 20 – 30kg/ 1000m2 với phân NPK 20-20-15.

Bón thúc lần 3: Sử dụng phân bón NPK 15-15-15+TE với liều lượng khoảng 20 – 30kg/ 1000m2 tiến hành bón vào thời điểm sau khi trồng 50 ngày.

Bón thúc lần 4: Sau 65 – 70 ngày tiến hành bón NPK 15-15-15+TE với liều lượng khoảng 20 – 30kg/ 1000m2.

(Tổng hợp) Quy trình sản xuất hoa loa kèn hiệu quả 5

Phòng trừ dịch bệnh

Củ hoa loa kèn không chịu được nước nên rất rễ thối lên bạn cần lưu ý không để quá lâu trong đất. Khi bảo quản củ giống trong đất 15-20 ngày bạn lên đảo lại một lần để loại bỏ củ nhỏ và củ thối.

Lá thường bị khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Cần bổ sung dinh dưỡng qua lá hay rễ. Phun lên lá vài lượng lân và 1% ure.

Trường hợp lá bị sọc vàng gân lá, ta xới thoáng gốc và phun Zinép-Basudin.

Thời tiết nóng ẩm lúc sang thu hoạch cũng hay có hiện tượng bị rỉ sắt lá, cần chú ý phòng chống bằng Shimel 1%.

Sâu hại hoa loa kèn thường ít xảy ra thành dịch.

Thu hoạch

Cắt hoa vào lúc bông hé nứt đầu cánh, chừa lại phần gốc 20-15cm có cả lá để cây nuôi củ. Hoa cắt xong có thể cắm ngay vào nước. Khi nhiều có thể để trong tủ lạnh 10-180C trong vòng 15-18 giờ đồng hồ, để hạn chế héo và nở sớm.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.