Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Quỳ Hợp (Nghệ An): Quyết tâm xóa sổ những mỏ thiếc hết hạn

PV - 14:39, 19/07/2019

Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tâm do người dân vào “mót” quặng thiếc. Để chấm dứt tình trạng này, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng và phương tiện tiến hành đánh sập nhiều hầm lò đã hết hạn.

Chính quyền địa phương tiến hành phá bỏ các hầm mỏ hết hạn. Chính quyền địa phương tiến hành phá bỏ các hầm mỏ hết hạn.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp cho biết, trên địa bàn huyện hiện có 64 giấy phép khai thác khoáng sản còn hạn và 57 giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn và không khai thác, trong đó 51 giấy phép đã có quyết định đóng cửa mỏ, 6 giấy phép đang trong quá trình nâng cấp trữ lượng xin cấp lại.

Tuy nhiên, tình trạng lấp hầm lò, hoàn thổ mỏ sau khai thác vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, nên đã có hiện tượng người dân tiếp tục vào tận thu tại các mỏ chưa được hoàn thổ gây nguy cơ mất an toàn. Nghiêm trọng nhất là vụ việc ba người tử nạn tại mỏ thiếc Suối Bắc, ở xã Châu Hồng (Quỳ Hợp), xảy ra hồi 14 giờ 20 phút ngày 13/3/2019. Đây là mỏ khai thác thiếc đã có quyết định đóng cửa, nhưng do công tác hoàn nguyên sơ sài nên người dân chui vào các đường hầm cũ để mót thiếc…

Ông Nguyễn Đình Tùng cho biết thêm, để giải quyết vấn đề này, thời gian vừa qua, chính quyền đã tăng cường kiểm tra giám sát. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2019, huyện Quỳ Hợp đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra 41 điểm cửa hầm lò khai thác quặng thiếc của các công ty: Tuấn Hùng, An Vinh, Phủ Quỳ, Chính Nghĩa tại suối Bắc và các điểm khai thác thiếc lộ thiên có nguy cơ sạt lở, mất an toàn lao động tại khu vực bản Lống, xã Châu Tiến và hai xã Liên Hợp, Châu Hồng.

Ngoài ra, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Quỳ Hợp đã tổng kiểm tra các mỏ khoáng sản trong toàn huyện, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bốn trường hợp, với số tiền 71 triệu đồng; chỉ đạo UBND xã Châu Thành huy động hơn 50 người thuộc lực lượng công an, dân quân cùng máy múc, xe cơ giới đồng loạt tiến hành đánh sập, lấp 45 điểm cửa hầm lò của các mỏ thiếc khai thác hầm lò tại các khu vực nói trên.

Huyện Quỳ Hợp cũng đã chỉ đạo các ban, ngành cùng 14 xã liên quan, tiến hành vận động người dân không vào các điểm hầm lò đã đóng cửa mỏ để tận thu, khai thác quặng thiếc trái phép tránh nguy hiểm đến tính mạng. Tổ chức lực lượng, tăng cường truy quét nhằm phá hỏng các phương tiện và yêu cầu người dân ra khỏi khu vực khai thác khoáng sản trái phép… không để phát sinh phức tạp.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!