Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công

PV - 09:38, 12/04/2018

Công ty được cổ phần hóa từ năm 2010, năm 2015 được thành phố cho thuê đất mới, ký hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm bằng tiền tự có của doanh nghiệp thì cơ sở nhà, đất này không thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.

Theo ông Nguyễn Phương (Hà Nội) tham khảo Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, thì nhà, đất không thuộc phạm vi áp dụng quy định tại Nghị định này có:

"Nhà, đất của công ty cổ phần được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp sau thời điểm được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa".
Chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

 

Ông Phương hỏi, đối với công ty được cổ phần hóa từ năm 2010, đến năm 2015 được thành phố cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm bằng tiền của doanh nghiệp thì khu đất có thuộc đối tượng chịu điều chỉnh của việc sắp xếp, xử lý tài sản công không?

Và nhà, đất nêu tại Điểm b, Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP:

"Nhà, đất thuê, thuê lại, nhận góp vốn, nhận giữ hộ, mượn của các tổ chức, cá nhân khác và nhà, đất khác không phải của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp" cũng không thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định. Vậy, cụm từ "Nhà, đất thuê" là nhà đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê hàng năm hoặc một lần hay mang ý nghĩa là nhà đất thuê của cơ quan đơn vị khác?

Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước có thuê của Nhà nước một khu đất trả tiền hằng năm để hoạt động thì khu đất đó có thuộc đối tượng chịu sự điều chỉnh của việc sắp xếp xử lý tài sản công hay không?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công quy định:

“2. Nhà, đất không thuộc phạm vi áp dụng quy định tại Nghị định này gồm:a) Nhà, đất của công ty cổ phần được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp sau thời điểm được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa;b) Nhà, đất thuê, thuê lại, nhận góp vốn, nhận giữ hộ, mượn của các tổ chức, cá nhân khác và nhà, đất khác không phải của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.”.

Căn cứ quy định nêu trên, đối với công ty cổ phần được cổ phần hóa từ năm 2010, đến năm 2015 được thành phố cho thuê đất mới, ký hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm bằng tiền tự có của doanh nghiệp thì cơ sở nhà, đất này không thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Nhà, đất thuê của các tổ chức, cá nhân khác không thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP; nhà, đất do Nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuê thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được Nhà nước cho thuê 1 khu đất trả tiền hàng năm để hoạt động thì khu đất đó thuộc đối tượng sắp xếp, xử lý tài sản công theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

THEO CHÍNH PHỦ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.