Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường THCS, THPT

Như Ý - 11:34, 15/08/2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản hợp nhất quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường THCS, THPT. Theo đó, việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới.

Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường THCS, THPT

Đối tượng chuyển trường là học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ; học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.

Theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới ban hành, việc chuyển trường từ trường trung học phổ thông tư thục sang trường trung học phổ thông công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong 2 trường hợp.

Thứ nhất là trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông tư thục phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường trung học phổ thông tư thục thì giám đốc sở GD-ĐT nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.

Thứ hai, trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông tư thục thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường trung học phổ thông tư thục có chất lượng tương đương thì giám đốc sở GD-ĐT nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.

Học sinh Việt Nam đang học ở nước ngoài, học sinh người nước ngoài học tại Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục học tập tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông của Việt Nam trên cơ sở đảm bảo đủ các điều kiện về đối tượng và hồ sơ thủ tục quy định.

Hồ sơ chuyển trường gồm: Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký; Học bạ (bản chính); Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc tư thục); Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp; Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng GD&ĐT (đối với cấp THCS); Giám đốc Sở GD&ĐT (đối với cấp THPT) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác).

Học sinh THCS chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở GD&ĐT. Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Phòng GD&ĐT nơi đến tiếp nhận và giới thiệu về trường theo nơi cư trú, kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra.

Học sinh THPT chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở GD&ĐT. Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Sở GD&ĐT nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.

Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng GD&ĐT (đối với cấp THCS), Giám đốc Sở GD&ĐT (đối với cấp THPT) nơi đến xem xét, quyết định.

Về điều kiện và thủ tục tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước, đối tượng học sinh Việt Nam về nước gồm: Học sinh học ở nước ngoài diện được cấp học bổng theo các hiệp định, thoả thuận giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế; học sinh học ở nước ngoài theo diện du học tự túc hoặc hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; học sinh theo cha, mẹ hoặc người giám hộ làm việc ở nước ngoài, học sinh Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Học sinh vào học tại trường Trung học Cơ sở phải có học bạ hoặc giấy xác nhận kết quả học tập tại các lớp học trước đó cùng với xác nhận của nhà trường về việc được chuyển lên lớp học trên. Học sinh vào học tại trường Trung học Phổ thông phải có văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp Trung học Cơ sở tương đương bằng tốt nghiệp Trung học Cơ sở của Việt Nam. Học sinh đã học ở Việt Nam, sau thời gian học ở nước ngoài, khi về nước phải có bằng tốt nghiệp bậc học đã học ở Việt Nam

Điều kiện về tuổi, học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước năm xin học được gia hạn thêm 3 tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học.

Về chương trình học tập, chương trình học ở nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục của Việt Nam với những môn thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Với những môn học thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn, học sinh phải bổ thúc thêm kiếm thức cho phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam.

Những học sinh đang học dở chương trình của một lớp học ở nước ngoài xin chuyển về học tiếp lớp học tương đương phải được nhà trường nơi tiếp nhận kiểm tra trình độ theo chương trình quy định của lớp học đó.

Đối với học sinh người nước ngoài, đối tượng được xem xét, tiếp nhận vào học tại trường Trung học Việt Nam gồm: Học sinh diện được cấp học bổng theo các hiệp định, thoả thuận giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế; học sinh diện tự túc theo hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; học sinh theo cha, mẹ hoặc người giám hộ sang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Về văn bằng, học sinh người nước ngoài phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương bằng tốt nghiệp của Việt Nam, được quy định tại Luật Giáo dục Việt Nam đối với từng bậc học, cấp học.

Về điều kiện sức khoẻ, học sinh phải được kiểm tra sức khoẻ khi nhập học, trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam thì được trả ngay về nước. Khi mắc các bệnh thông thường phải điều trị trong vòng 3 tháng, nếu không đủ sức khoẻ cũng được trả về nước.

Về tuổi, học sinh người nước ngoài trong năm xin học tại Việt Nam được gia hạn thêm 3 tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học.

Quy định cũng áp dụng với học sinh xin học lại sau thời gian nghỉ nhưng còn trong độ tuổi quy định của từng cấp học. Học sinh cần chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn xin học lại do học sinh ký; Học bạ của lớp hoặc cấp học đã học (bản chính); Bằng tốt nghiệp của cấp học dưới (bản công chứng); Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Trường hợp xin học lại tại trường cũ: Hiệu trưởng nhà trường cho phép nhập học sau khi đã kiểm tra hồ sơ. Trường hợp xin học lại tại trường khác: Hồ sơ bổ sung và thủ tục thực hiện như đối với học sinh chuyển trường.

Trường hợp xin học lại vào lớp đầu cấp THPT: Giám đốc Sở GD&ĐT xem xét, quyết định trên cơ sở kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của học sinh trước khi nghỉ học. Việc xin học lại được thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.