Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quốc hội sẵn sàng cho những phiên họp bất thường

PV - 15:34, 19/01/2022

Tiếp tục Phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 19/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV do Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày nêu rõ: Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV được tổ chức theo hình thức trực tuyến diễn ra ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2022, được tiến hành trong bối cảnh thực tiễn đất nước đòi hỏi Quốc hội cần phải xem xét, quyết đáp ngay một số vấn đề quan trọng để giải quyết kịp thời những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống, khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và phòng, chống dịch Covid-19.

Với quyết tâm cao, ngay sau khi kết thúc Kỳ họp thứ hai, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt, bố trí làm việc với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và yêu cầu các cơ quan đề cao trách nhiệm, chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung được phân công.

Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan hữu quan nâng cao tinh thần trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện các dự án, dự thảo. Các Ủy ban của Quốc hội đã tích cực bám sát để thẩm tra, chuẩn bị báo cáo bảo đảm chất lượng và có tính phản biện sâu, thuyết phục cao, bám sát thực tế cuộc sống. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến nhiều lần, bảo đảm sự thận trọng, kỹ lưỡng, tính khả thi, hiệu quả trong mỗi quyết sách trình Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội kịp thời báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị về những vấn đề lớn, quan trọng, nhất là những nội dung nhạy cảm, khó, mới, phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau. Các nội dung được chuẩn bị đều công phu, kỹ lưỡng, nghiêm túc, đúng quy định, chất lượng được nâng lên; bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, đặc biệt là các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh: Thành công của kỳ họp tiếp tục thể hiện tinh thần đổi mới, quyết liệt hành động vì lợi ích của Nhân dân, luôn trăn trở, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri và nhân dân để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp; khẳng định hoạt động của Quốc hội ngày càng đi vào chiều sâu, đoàn kết, dân chủ, gần dân, sát với thực tiễn.

Đồng thời, cũng là sự kế thừa những kinh nghiệm từ các kỳ họp trước, như việc chuẩn bị từ sớm của các cơ quan hữu quan; sự chỉ đạo, điều hành rất sâu sát, quyết liệt, quyết đoán, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức và tiến hành kỳ họp Quốc hội; việc tuyệt đối tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, nhạy bén, kịp thời, sát sao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất. Đây là tiền lệ tốt, cần được tiếp tục phát huy để hướng tới một Quốc hội hoạt động thường xuyên, chuyên nghiệp hơn, góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, đáp ứng mục tiêu cao nhất là vì sự phát triển bền vững của đất nước, củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thích ứng linh hoạt và an toàn trong và sau đại dịch.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Toàn cảnh Phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Cho ý kiến tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, việc tổ chức Kỳ họp đã đạt được những thành công rất đáng ghi nhận. Kỳ họp đã tiến hành biểu quyết thông qua một số Nghị quyết quan trọng, có ý nghĩa rất to lớn nhằm góp phần phục hồi nền kinh tế-xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, cuộc sống của người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho rằng, kỳ họp đã thể hiện quyết tâm trong việc đổi mới hoạt động của Quốc hội, nhanh chóng giải quyết những vấn đề cấp thiết trong đời sống xã hội. Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được Quốc hội thông qua được cử tri mong đợi và đánh giá cao với hy vọng sẽ giải quyết được những khó khăn cho doanh nghiệp, nhân dân trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường đã tác động lớn đến xã hội. Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nêu kiến nghị để kỳ họp bất thường trở thành bình thường và phát huy hiệu quả thì các cơ quan soạn thảo, thẩm tra dự án Luật cần được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nữa cũng như có sự đánh giá tác động của các luật để đại biểu Quốc hội thảo luận, đóng góp ý kiến.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, để kỳ họp bất thường thực sự hiệu quả, Quốc hội có thể tổ chức thêm kỳ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, văn bản, đề án lớn áp dụng thực tiễn vào cuộc sống. Bên cạnh đó, việc triển khai các Nghị quyết cần được tiến hành nhanh chóng, có sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội.

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, việc Quốc hội tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ nhất đều bám sát và tuân thủ theo đúng Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội. Kết quả của Kỳ họp cho thấy sự tìm tòi, trăn trở, đổi mới của Quốc hội trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại kỳ họp thứ Nhất là “Quốc hội luôn tự hoàn thiện và đổi mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn”.

Nhấn mạnh 3 chữ “quyết đoán, quyết tâm và quyết định”, Quốc hội sẵn sàng có thêm kỳ họp bất để có quyết sách kịp thời, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, điều quan trọng là nội dung phải chuẩn bị kỹ lưỡng, vấn đề phải rõ.

Bên cạnh đó, các cơ quan giám sát cần có kiểm tra, đánh giá việc triển khai các Nghị quyết đúng như yêu cầu đề ra. Tiếp tục thông tin về các chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, chính sách tài khóa, tiền tệ để cử tri, nhân dân nắm rõ và cùng có sự đánh giá, giám sát cùng với Quốc hội.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.