Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Hoàng Quý - 16:00, 04/06/2024

Ngày 4/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường (TN&MT). Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh là người trả lời chính.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên chất vấn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên chất vấn

Phát biểu tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh cảm ơn Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã tạo điều kiện để Bộ TN&MT có cơ hội được báo cáo, giải trình về những vấn đề cử tri, Nhân dân, các ĐBQH quan tâm. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Bộ TN&MT là bộ quản lý đa ngành, giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về 9 lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc bản đồ, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, viễn thám.

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ rất rộng, có vai trò quan trọng trong công tác phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp tới người dân, doanh nghiệp, có tính chất phức tạp, nhạy cảm nên luôn được cử tri, Nhân dân và các ĐBQH quan tâm. Ý thức được vai trò, trọng trách đó, trong thời gian qua, toàn ngành TN&MT đã luôn nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 

Các nguồn tài nguyên đã được quản lý, tổng hợp, sử dụng hiệu quả, đa mục đích, khai thác sử dụng tài nguyên biển đã đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và phát triển liên vùng. Chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên nước được hoàn thiện, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước. Chất lượng dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai ngày càng được nâng lên, dần tiệm cận trình độ của các nước phát triển…

Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ TN&MT cũng cho biết, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế mà ngành cần tập trung khắc phục để thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao, đáp ứng tin tưởng, mong đợi của cử tri, Nhân dân cả nước. Với tinh thần trách nhiệm cao nhất, nghiêm túc, thẳng thắn, cầu thị, việc trả lời chất vấn của các ĐBQH là cơ hội để Bộ có thể trao đổi những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, thực trạng hiện nay, đồng thời nhìn rõ hơn những tồn tại, hạn chế, trách nhiệm của Bộ, ngành, đề ra những giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tại phiên họp, các ĐBQH đã tập trung chất vấn vào 3 nhóm vấn đề về: Việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước; giải pháp phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu, suy giảm, ô nhiễm nguồn nước; giải pháp nghiên cứu, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và tài nguyên, khoáng sản quý hiếm.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh chịu trách nhiệm trả lời chính. Đồng thời, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Các đại biểu tham dự phiên chất vấn
Các đại biểu tham dự phiên chất vấn

Phát biểu kết thúc nhóm vất đề thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên, liên tục. Việc Quốc hội lựa chọn chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực TN&MT đã đáp ứng sự quan tâm của cử tri và Nhân dân cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng thời gian qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TN&MT đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại, hạn chế. Qua phiên chất vấn, đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra.

Theo đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục bám sát nội dung, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong năm 2025, hoàn thành việc khảo sát, đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo ngoài khơi; tổng kết việc thi hành và đề xuất việc sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả Luật Tài nguyên nước năm 2023, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước. Chủ động phòng, chống và có giải pháp ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng, trong đó có dự án luật địa chất khoáng sản trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV...

Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể cho các nghệ nhân Gia Rai

Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể cho các nghệ nhân Gia Rai

Trong 2 ngày (19 và 20/11), tại huyện Ia Grai (Gia Lai), Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Lớp “Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hoá phi vật thể” và “Mô hình di sản kết nối gắn với hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các DTTS có di sản tương đồng”.