Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động

Hoàng Quý - 15:30, 14/06/2022

Sáng 14/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dưới dự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động.

Quang cảnh phiên biểu quyết
Quang cảnh phiên biểu quyết

Tại phiên biểu quyết, có 454/474 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết đã tán thành thông qua Luật Cảnh sát cơ động, chiếm tỷ lệ 91,16%. Theo đó, Quốc hội chính thức thông qua Luật Cảnh sát cơ động.

Luật Cảnh sát cơ động có 5 chương, 33 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023. Luật quy định, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động là sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện những nhiệm vụ tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức; giải tán các vụ tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự...

Phạm vi, địa bàn hoạt động của Cảnh sát cơ động trước hết phải theo quy định của Luật Công an Nhân dân và được cụ thể hóa trong dự thảo Luật, đồng thời được phân định bởi các quy định của pháp luật có liên quan (như Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Cảnh sát biển Việt Nam). Đối với các nhiệm vụ, quyền hạn do Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển chủ trì, Cảnh sát cơ động sẽ chỉ phối hợp thực hiện khi được yêu cầu tham gia giải quyết vụ việc.

Cảnh sát cơ động tuần tra, kiểm soát khu vực, tuyến, địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng. Hoạt động tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ quy định của pháp luật, phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên máy bay dân sự để làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; sử dụng máy bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho Cảnh sát cơ động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.

Khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật, trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện, thiết bị đó.

Các đại biểu tham dự biểu quyết
Các đại biểu tham dự biểu quyết

Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động. Theo đó, ngày 26/5/2022, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường và cơ bản nhất trí về dự thảo Luật Cảnh sát cơ động. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghiên cứu tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội và báo cáo Quốc hội việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét thông qua.

Căn cứ báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý một số từ ngữ và kỹ thuật lập pháp theo ý kiến đại biểu Quốc hội để bảo đảm phù hợp về thể thức văn bản, tính thống nhất ngay trong dự thảo Luật và trong hệ thống pháp luật, bảo đảm tính khả thi.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.