Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quế Phong (Nghệ An): Huyện nghèo khởi sắc từ thực hiện chính sách dân tộc

PV - 12:23, 13/06/2019

Quế Phong là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua, nhờ được thụ hưởng các chính sách dân tộc, cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào các dân tộc đang ngày một nâng cao, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS trong huyện.

Đồng bào DTTS huyện Quế Phong giữ gìn và phát huy nghề dệt thổ cẩm, tạo thu nhập cho gia đình. Ảnh TL Đồng bào DTTS huyện Quế Phong giữ gìn và phát huy nghề dệt thổ cẩm, tạo thu nhập cho gia đình. Ảnh TL

Là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, đồng bào sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (32,49%). Huyện Quế Phong có 13 xã và 01 thị trấn với 194 thôn bản, trong đó 12 xã đặc biệt khó khăn, 2 xã khu vực II, có 179 thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn III.

Từ năm 2014 đến 2019, bằng nguồn vốn hơn 900 tỷ đồng từ các dự án, chính sách của Chính phủ, huyện đã xây dựng được gần 150 công trình xây dựng cơ bản phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, huyện cơ bản không còn hộ đói, hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 3-4%. Đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo ở nhiều xã giảm mạnh từ 8-10%.

Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 17,5 triệu đồng/năm 2014 lên 27,2 triệu đồng/năm 2018. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2018 đạt gần 60 tỷ đồng, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2014. Trên địa bàn có 9 nhà máy thủy điện đã và đang được xây dựng. 3 làng nghề dệt thổ cẩm được công nhận danh hiệu làng nghề.

Đặc biệt, trong xây dựng NTM, toàn huyện có  01 xã và 10 thôn, bản đạt chuẩn NTM; xã Quế Sơn là xã  đầu tiên về đích NTM.

Điều đáng mừng là từ việc tuyên truyền và triển khai thực hiện chính sách dân tộc đã làm thay đổi tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cũng như tập quán canh tác lạc hậu của Nhân dân. Nhiều hộ gia đình đã áp dụng khoa học-kỹ thuật để phát triển kinh tế hộ gia đình được triển khai đã mang lại hiệu quả như mô hình chăn nuôi bò, vịt, dê, trồng dược liệu và phát triển cây thế mạnh của địa phương như mía, lạc, chanh leo, bobo, đẳng sâm, mạc cà…

Đến nay, nhiều hộ đã ổn định kinh tế, xin ra khỏi hộ nghèo. Điển hình như gia đình ông Vi Văn Điền, dân tộc Thái ở bản Na, xã Nậm Nhóng đã thoát nghèo nhờ được hỗ trợ vay vốn phát triển trồng trọt chăn nuôi. Ông Điển cho biết: “Gia đình tôi trước đây thuộc hộ nghèo. Những năm qua, được hỗ trợ vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và được hướng dẫn cách chăm sóc, chữa bệnh cho cây trồng, vật nuôi, gia đình tôi đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn cỏ, duy trì từ 30 đến 40 con lợn; trồng 5ha rừng xen kẽ với mía và lạc... Nguồn thu từ chăn nuôi và trồng rừng đã đem lại thu nhập ổn định, giúp tôi nuôi con cái đi học”.

Ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: “Toàn huyện có 90,44% đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2018 còn 32,49%. Việc thực hiện chính sách dân tộc, gắn với công tác giảm nghèo nhanh bền vững là một trong những trụ cột quan trọng trong sự phát triển của toàn huyện. Trong thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh thực hiện hiệu quả công tác giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ làm tốt công tác chính trị tư tưởng để nhanh chóng thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, khơi dậy sức dân, đoàn kết các dân tộc. Đồng thời, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của tỉnh và Trung ương để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu đưa Quế Phong sớm thoát khỏi huyện nghèo”.

MAI HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.