Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Quảng Trị: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

Quý Dương - 08:10, 01/12/2023

Thời gian qua, Quảng Trị tổ chức thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” tại 187 thôn, 31 xã khu vực I, II, III và 6 xã có thôn vùng DTTS và miền núi tại 5 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đakrông và Hướng Hóa). Thông qua các đợt truyền thông nhằm nâng cao kiến thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cho cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hướng đến dần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Các học sinh tham gia chiến dịch truyền thông bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình
Các học sinh tham gia chiến dịch truyền thông bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

Là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trong những năm qua, các cấp hội LHPN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ), bạo lực trên cơ sở giới tới hơn 76.435 lượt người; thành lập và tổ chức sinh hoạt đều đặn tại 57 câu lạc bộ hạnh phúc gia đình, 17 CLB phòng chống BLGĐ, 96 mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, 392 “Địa chỉ tin cậy”, đã thu hút 13.425 thành viên tham gia.

Hội LHPN tỉnh cũng tổ chức các cuộc đối thoại và tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; tăng cường bám sát cơ sở nên đã kịp thời phát hiện và tham gia ngăn chặn nhiều vụ bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Trong công tác truyền thông, các cấp hội phụ nữ đã chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, tổ chức phi chính phủ tổ chức thực hiện nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ và người dân tại cộng đồng, nhất là vùng DTTS về bình đẳng giới, ngăn ngừa nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, BLGĐ. 

Đồng thời tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em...

Tiểu phẩm kịch của Hội LHPN xã Vĩnh Khê về Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình – Lan tỏa thông điệp truyền thông trong cộng đồng
Tiểu phẩm kịch của Hội LHPN xã Vĩnh Khê về Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình – Lan tỏa thông điệp truyền thông trong cộng đồng

Nằm trong chuỗi các hoạt động của chiến dịch truyền thông phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức đồng loạt tại các huyện, cụm xã và các xã thuộc địa bàn thực hiện Dự án 8. Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã tổ chức chiến dịch truyền thông “Phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em” tại huyện Hướng Hóa, Đakrông và Vĩnh Linh. 

Chuỗi truyền thông được tổ chức với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng như: chiếu clip về phòng, chống bạo lực gia đình và 10 điểm mới của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022; tiểu phẩm về phòng, chống BLGĐ; tổ chức diễu hành tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, tổ chức Hội thi về BĐG và phòng, chống BLGĐ; cùng một số hoạt động khác. Thông qua đó, nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội, nâng cao kiến thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cho cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hướng đến thay đổi hành vi theo hướng tích cực và có lợi, dần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng bình yên, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Thời gian tới, các cấp Hội LHPN tiếp tục bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án 8 để phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể các cấp, với các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình; đồng thời kêu gọi mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng tiếp tục kiên trì đấu tranh xóa bỏ bạo lực gia đình, xóa bỏ bất bình đẳng giới bằng những hành động thiết thực, cụ thể để cuộc sống của mọi người được hạnh phúc hơn trong sự tôn trọng, thương yêu, bình đẳng cũng như nâng cao hiểu biết và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới.

Đồng thời, kịp thời phát hiện, nhân rộng các mô hình, điển hình, khen thưởng người tốt, việc tốt trong công tác gia đình, công tác phòng, chống BLGĐ. Đẩy mạnh triển khai xây dựng các mô hình, hoạt động đa dạng, cụ thể, phù hợp với thực tế của từng thôn, bản, xã, thị trấn. Đề ra những giải pháp căn cơ, giải quyết tận gốc rễ vấn đề BLGĐ, giúp phụ nữ có việc làm, phát triển kinh tế và các hoạt động hỗ trợ để phụ nữ có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết trong chăm sóc, nuôi dạy con; kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, kiến thức về pháp luật.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.