Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Trị: Khẩn trương di dời hàng chục nghìn người dân để tránh ngập lụt, bão số 9

PV - 14:37, 27/10/2020

Ngày 27/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị đã ban hành kế hoạch khẩn trương di dời dân tránh bão số 9.

Tàu thuyền ngư dân xã Gio Việt đã vào neo đậu tránh trú an toàn tại các luồng lạch. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN
Tàu thuyền ngư dân xã Gio Việt đã vào neo đậu tránh trú an toàn tại các luồng lạch. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN

Theo đó, tỉnh Quảng Trị dự kiến di dời 6.355 hộ với 17.840 người, bao gồm di dời tại chỗ và di dời tập trung đến khu vực an toàn để tránh bão số 9; đồng thời di dời trên 8.500 hộ với gần 26.000 người thuộc 82/124 xã, phường, thị trấn để tránh ngập lụt. Trong trường hợp ngập lụt diễn ra nghiêm trọng do mưa bão, tỉnh Quảng Trị di dời trên 15.300 hộ với trên 49.000 người ở 98/124 xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, tỉnh còn sơ tán 514 hộ với trên 2.200 người ở hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông sinh sống trong vùng nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt sâu.

Tỉnh Quảng Trị di dời dân theo nguyên tắc, ưu tiên di dời tại chỗ đến các nhà kiên cố cao tầng và an toàn gần nhất trong khu vực; di dời tập trung tại các điểm đã được lựa chọn như: Nhà cộng đồng; công sở; trường học. Thời gian hoàn thành di dời dân trước 18 giờ ngày 27/10.

Hiện nay, mực nước trên các sông ở Quảng Trị đang ở mức thấp. Cảnh báo từ ngày 28 - 31/10 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa to đến rất to, với tổng lượng mưa phổ biến 200 - 400mm, có nơi trên 500mm. Do đó, trên các sông có khả năng xảy ra một đợt lũ mới với đỉnh lũ ở mức báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3.

Nguy cơ cao đến rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các huyện Hướng Hóa; Đakrông, Cam Lộ; các xã phía Tây của huyện Vĩnh Linh; Gio Linh và Hải Lăng; sạt lở ven sông suối, taluy đường giao thông, công trình đang thi công. Ngập úng, ngập lụt vùng thấp trũng các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ, Hải Lăng, thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị. Trước đó, chiều 26/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã ký ban hành Công điện khẩn triển khai ứng phó khẩn cấp bão số 9.

Từ ngày 6 - 21/10, địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra 4 trận lũ lớn lịch sử gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khiến 98 trong tổng số 124 xã, phường, thị trấn của tỉnh bị ngập lụt, chia cắt. Toàn tỉnh có trên 61.000 hộ với gần 194.000 người bị ngập lụt. Quảng Trị triển khai sơ tán dân tránh lũ, sạt lở đất trên 15.000 hộ với hơn 49.000 người đến các địa điểm an toàn. Mưa lũ đã làm 50 người chết, 4 người mất tích, 25 người bị thương.

Về nông nghiệp, Quảng Trị có gần 1.400 ha ao hồ nuôi thủy sản, trên 2.600 ha rau màu bị ngập lụt hầu như mất trắng; trên 553.000 con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi. Các tuyến Quốc lộ 15D, 9D, 49C, 9; đường Hồ Chí Minh nhánh Tây và đường liên tỉnh bị sạt lở đặc biệt nghiêm trọng. Ước tính thiệt hại ban đầu do lũ lụt ở Quảng Trị đã lên đến trên 1.900 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.