Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Trị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, bảo vệ rừng

Minh Thu - 21:07, 15/06/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), những năm gần đây, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN). Nhờ đó, công tác QLBVR thuận tiện và đạt hiệu quả cao hơn trước.

Sử dụng thiết bị bay flycam để hỗ trợ công tác QLBVR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông (Ảnh: Lê An)
Sử dụng thiết bị bay flycam để hỗ trợ công tác QLBVR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông (Ảnh: Lê An)

Tiết kiệm thời gian, công sức

Để kiểm soát, theo dõi diễn biến hiện trạng rừng thuận lợi nhất, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã thực hiện số hóa và quản lý bản đồ hiện trạng rừng trên máy tính; các đơn vị đã chú trọng ứng dụng phần mềm theo dõi diễn biến rừng.

Việc ứng dụng CNTT đã góp phần giúp cho ngành lâm nghiệp quản lý, nắm bắt được số liệu tin cậy, kịp thời, chính xác, phục vụ công tác QLBVR. Từ đó, phát hiện sớm được các vụ vi phạm xâm hại rừng, kịp thời ngăn chặn, xử lý không để lan rộng thêm diện tích xâm lấn rừng.

Ông Văn Ngọc ThắngPhó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị

Như ở huyện Đakrông, với diện tích gần 43.000ha rừng phân bố trên địa bàn 7 xã, trước đây, do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều khu vực trọng yếu, trong khi đó lực lượng bảo vệ rừng mỏng, công cụ, phương tiện hỗ trợ còn thiếu nên một số thông tin diễn biến về rừng như cháy rừng, sạt lở, lấn chiếm đất rừng… chưa được cập nhật kịp thời.

Để khắc phục tình trạng này, theo ông Trương Quang Trung, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (Ban QLKBTTN) huyện Đakrông, đơn vị đã đẩy mạnh việc ứng dụng KHCN vào công tác QLBVR như sử dụng ảnh viễn thám, thiết bị bay không người lái (flycam) để quan sát, theo dõi nắm bắt những diện tích rừng có biến động, thay đổi. Từ đó, có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, tiết kiệm được thời gian, công sức và đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình tuần tra, QLBVR.

Tại huyện Hướng Hóa, nơi có diện tích rừng tự nhiên trên 23.400ha, trải rộng trên địa bàn 5 xã, gồm: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh, trước đây, công tác tuần tra, QLBVR gặp nhiều khó khăn. Những dụng cụ hỗ trợ như: bản đồ giấy, la bàn cầm tay, thước dây... là những vật “bất ly thân” của cán bộ kiểm lâm địa bàn thì nay, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh với đầy đủ tính năng cần thiết, sử dụng các ứng dụng, phần mềm như SMART, Vtools, cán bộ kiểm lâm đã có thể kiểm soát địa bàn, những biến động để có các giải pháp ứng phó kịp thời trong công tác QLBVR.

Ông Hà Văn Hoan, Giám đốc Ban QLKBTTN Bắc Hướng Hóa cho biết: Từ những hình ảnh vệ tinh trên phần mềm, đơn vị có thể thường xuyên nắm bắt tình hình, diễn biến rừng, việc tổng hợp số liệu cũng dễ dàng, nhanh chóng. Đây thực sự là những công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp đơn vị nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu công việc của lực lượng kiểm lâm trong tình hình mới.

Lực lượng kiểm lâm tuần tra, bảo vệ rừng. (Ảnh: N.K)
Lực lượng kiểm lâm tuần tra, bảo vệ rừng. (Ảnh: N.K)

Công nghệ hỗ trợ đắc lực trong công tác QLBVR

Có thể thấy, trong thời gian qua, việc sử dụng các thiết bị để khảo sát, kiểm tra, đo vẽ thực địa và các ứng dụng bản đồ, ảnh vệ tinh để cập nhật diễn biến rừng, khảo sát thực địa, kiểm tra, đo vẽ, cập nhật các thông tin hiện trường đã hỗ trợ đắc lực lực lượng kiểm lâm Quảng Trị trong công tác QLBVR.

Từ đó, dữ liệu rừng, đất lâm nghiệp theo dõi diễn biến đã được lưu trữ trong một bộ cơ sở dữ liệu trung tâm, được cập nhật và kết xuất, cung cấp thông tin báo cáo bất kỳ thời điểm nào phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành.

Có thể thấy, việc áp dụng KHCN, thực hiện chuyển đổi số vào thực tiễn QLBVR trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả cụ thể. Theo chia sẻ của ông Văn Ngọc Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị: “Việc ứng dụng CNTT đã góp phần giúp cho ngành Lâm nghiệp quản lý, nắm bắt được số liệu tin cậy, kịp thời, chính xác, phục vụ công tác QLBVR. Từ đó, phát hiện sớm được các vụ vi phạm xâm hại rừng, kịp thời ngăn chặn, xử lý không để lan rộng thêm diện tích xâm lấn rừng”.

Để công tác QLBVR đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; đặc biệt là sử dụng các phần mềm ứng dụng, thiết bị, ảnh viễn thám trong công tác theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phát hiện các vụ vi phạm về phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phần mềm về GIS trong lâm nghiệp cho toàn lực lượng kiểm lâm và đội ngũ QLBVR các đơn vị nhằm nâng cao hơn nữa trình độ cho người sử dụng. Đề xuất UBND tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh bố trí kinh phí hằng năm để trang cấp các nguồn ảnh vệ tinh có chất lượng cao phục vụ công tác QLBVR...

Ghi nhận những sáng kiến, giải pháp của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị trong ứng dụng CNTT vào hoạt động chuyên ngành, năm 2023, Chi cục Kiểm lâm đã được UBND tỉnh Quảng Trị tặng giải Ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ X; Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tặng giải Khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17”.





Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.