Theo đó, công trình cầu dân sinh vượt lũ tại thôn Ly Tôn, xã Tà Long (huyện Đa Krông) được đầu tư 10,9 tỷ đồng. Sau hki hoàn thành và đưa vào sử dụng, công trình sẽ giải quyết việc đi lại cho đồng bào Bru Vân Kiều ở các thôn Ly Tôn, Pa Hy, Pa Ngày (xã Tà Long, huyện Đakrông). Công trình được thiết kế bảo đảm cho người và phương tiện thô sơ, xe cơ giới 2 bánh, xe ô tô con lưu thông.
Tương tự, công trình cầu vượt lũ tại cầu tràn đi thôn Khe Me, thôn Sông Ngân (xã Linh Trường, huyện Gio Linh) có tổng mức đầu tư hơn 5,7 tỷ đồng.
Quy mô đầu tư gồm phần cầu bằng thép hoặc bê tông cốt thép, chiều dài cầu khoảng 78 m, khổ cầu rộng tối thiểu 2,5 m. Đường 2 đầu cầu thiết kế vuốt nối vào đường chính đang khai thác, kết cấu mặt đường bằng bê tông xi măng; bề rộng của đường 2 đầu cầu phù hợp với bề rộng của cầu.
Cầu vượt lũ tràn Tà Puồng tại cầu tràn đường vào khu tái định cư Trăng - Tà Puồng (xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa) có tổng mức đầu tư hơn 4 tỷ đồng. Quy mô đầu tư công trình cầu vượt lũ tràn Tà Puồng gồm phần cầu bằng thép hoặc bê tông cốt thép, chiều dài cầu khoảng 54 m, khổ cầu rộng tối thiểu 2,5 m. Đường 2 đầu cầu thiết kế vuốt nối vào đường chính đang khai thác, kết cấu mặt đường bằng bê tông xi măng; bề rộng của đường 2 đầu cầu phù hợp với bề rộng của cầu.
Công trình cầu vượt lũ tại tràn Km 0 trên đường Cha Lỳ - Cuôi (xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa) có tổng mức đầu tư hơn 4,2 tỷ đồng. Quy mô đầu tư công trình cầu vượt lũ tràn Tà Puồng có chiều dài là 54 m, khổ cầu rộng tối thiểu 2,5 m. Đường 2 đầu cầu thiết kế vuốt nối vào đường chính đang khai thác, kết cấu mặt đường bằng bê tông xi măng; bề rộng của đường 2 đầu cầu phù hợp với bề rộng của cầu.
Việc đầu tư xây dựng các cầu dân sinh vượt lũ thí điểm tại các tràn, cầu tràn nhằm giải quyết việc lưu thông cho vùng đồng bào DTTS khi bị chia cắt trong mùa mưa lũ, phục vụ cứu hộ cứu nạn. Bên cạnh đó, đây cũng là những công trình có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở những huyện vùng cao Quảng Trị