Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Trị: Ban hành Công điện khẩn để ứng phó bão Noru

Khánh Ngân - 11:49, 26/09/2022

Để chủ động các phương án phòng, chống, tránh thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản mà bão Noru có thể gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng vừa ban hành Công điện khẩn, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các cơ quan ban ngành Trung ương đóng trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về công tác phòng, chống bão.

Tính đến thời điểm chiều 25/9, tổng số tàu thuyền trên địa bàn tỉnh là 2.302 chiếc với 6.136 thuyền viên đã nhận được thông tin và hướng di chuyển của bão Noru. Trong đó 2.293 tàu neo đậu tại các bến của tỉnh, 9 tàu còn lại cũng đang di chuyển đến nơi trú đậu an toàn. Tàu thuyền ngoại tỉnh gồm 9 chiếc với 72 lao động, cũng kịp thời vào bờ tránh bão trên địa bàn Quảng Trị.

Về tình hình hồ đập, trên địa bàn tỉnh có 2 đập và 124 hồ chứa, trong đó có 14 hồ chứa lớn, 1 đập lớn. Hiện, tổng dung tích các hồ chứa trọng điểm đạt trung bình khoảng 45,60% so với dung tích thiết kế.

Trong Công điện khẩn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các huyện, thị, Giám đốc các sở, ngành… khẩn trương triển khai công tác phòng, chống bão Noru với 14 nội dung, nhằm bảo đảm an toàn về người, tài sản của Nhân dân

Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn họp trực tuyến, điểm cầu Quảng Trị
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn họp trực tuyến, điểm cầu Quảng Trị

Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện ven biển tổ chức kiểm tra, kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, về nơi trú tránh an toàn; yêu cầu các chủ phương tiện phải có phương án bảo đảm an toàn cho tàu thuyền ở khu vực cửa sông (Cửa Việt, Cửa Tùng), tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người; hướng dẫn việc chằng, neo và có phương án bảo đảm an toàn về người, phương tiện tại nơi tránh trú; chủ động đưa tàu thuyền nhỏ lên bờ để hạn chế thiệt hại.

Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi từ 19 giờ ngày 25/9 (tàu thuyền trở lại hoạt động bình thường khi thời tiết nguy hiểm trên biển kết thúc). Việc sắp xếp tàu thuyền vào các nơi trú đậu, tránh trú bảo đảm an toàn trên địa bàn tỉnh hoàn thành trước 17 giờ ngày 26/9.

Cùng với đó, Công điện cũng yêu cầu các huyện, thành, thị rà soát, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với bão, mưa lũ, nhất là đối với các vùng dọc bờ biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, vùng thường xuyên ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét, ngập cục bộ và vùng có nguy cơ sạt lở tại các công trình thuộc khu vực miền núi. Chủ động triển khai công tác sơ tán dân, tổ chức lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự ở những khu vực sơ tán. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu thuyền tại các nơi neo đậu, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, lán trại thi công, trường hợp cần thiết phải thực hiện cưỡng chế để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ nhu yếu phẩm tại các điểm sơ tán tập trung, bảo đảm thực hiện các nội dung, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm thích ứng an toàn, phù hợp trong điều kiện mới; công tác sơ tán dân tránh bão phải hoàn thành trước 15 giờ ngày 27/9.

Riêng ở huyện đảo Cồn Cỏ, khu vực được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng của bão Noru, UBND tỉnh chị đạo ở các khu vực nuôi trồng thủy hải sản; các tàu vận tải, hoạt động du lịch ở huyện đảo Cồn Cỏ, công trình đang thi công trên biển, ven biển địa phương và nhà thầu thi công khẩn trương gia cố bảo đảm an toàn tránh thiệt hại về người và tài sản.

Các đơn vị, địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ để thực hiện các biện pháp ứng phó cụ thể; báo cáo UBND tỉnh (qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) kết quả triển khai công tác phòng, chống ứng phó bão số 4 và mưa lũ trước 6h00, 10h00 và 16h00 hằng ngày, trong đó tập trung vào các nội dung: Bảo đảm an toàn tàu thuyền; sơ tán dân; chằng chống nhà cửa, kho tàng, trụ sở, chặt tỉa cành cây, thu hoạch, bảo vệ sản xuất và công tác bảo đảm an toàn trong trường học, bệnh viện… để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo dõi, nắm tình hình, thường xuyên tổng hợp báo cáo và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo công tác phòng, chống bão, mưa lũ phù hợp với diễn biến thực tế.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; giám đốc các sở; thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Công điện này.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.