Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Quảng Ninh hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2023

Mỹ Dung - 08:00, 04/10/2023

Tính đến thời điểm hiện nay, Quảng Ninh đã hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh năm 2023.

Lãnh đạo huyện Tiên Yên trao tiền ủng hộ xóa nhà dột nát cho người dân trên địa bàn
Lãnh đạo huyện Tiên Yên trao tiền ủng hộ xóa nhà dột nát cho người dân trên địa bàn

Đối tượng được UBND tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người cao tuổi, hộ người khuyết tật, hộ người neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng yếu thế, đối tượng bảo trợ xã hội đang sinh sống, cư trú trên địa bàn tỉnh và là hộ độc lập có thời gian tách hộ tối thiểu 5 năm (tính đến ngày 31/3/2023) đang ở nhà tạm, dột nát.

Theo kế hoạch, năm 2023, tổng số hộ cần hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 246 hộ (gồm 147 xây mới, 99 sửa chữa); mức hỗ trợ là 80 triệu đồng/hộ xây mới; 40 triệu đồng/hộ sửa chữa. Tổng kinh phí hỗ trợ là 15,72 tỷ đồng được huy động từ nguồn vốn xã hội hoá.

Ngay sau khi triển khai kế hoạch, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh đã chủ trì phối hợp với các ngành, các địa phương nhanh chóng vào cuộc, nên đến nay đã hoàn thành được chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn năm 2023.

Ông Đỗ Xuân Điệp - Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cho biết, việc thực hiện kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quảng Ninh là chủ trương có ý nghĩa an sinh xã hội lớn của địa phương, thể hiện sự quan tâm của cả hệ thống chính trị nhằm bảo đảm mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Hiện Quảng Ninh chỉ còn 258 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,067%); 2.454 hộ cận nghèo (0,635%). Giai đoạn 2023 - 2025, Quảng Ninh chủ động xây dựng chuẩn nghèo áp dụng trên địa bàn tỉnh theo hướng cao hơn mức quy định của Trung ương. Quảng Ninh đang phấn đấu đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo xét theo chuẩn nghèo đa chiều riêng của tỉnh, chỉ còn dưới 0,05%.

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Ngày 07/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh đồng loạt khai giảng nhiều khóa bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2024, với 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương tham gia. Các khóa học diễn ra tại các địa bàn: huyện Giồng Giềng, TP. Rạch Giá và TP. Hà Tiên.