Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

T.Nhân - H.Trường - 17:04, 28/03/2025

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thường xuyên dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Mục tiêu của Kế hoạch này nhằm đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới.

Việc đào tạo nghề còn góp phần nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo trên địa bàn tỉnh lên trên 60%, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn khoảng 20%; thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên theo từng năm và tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Việc đào tạo tạo nghề lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nhân lực, tăng thu nhập cho người dân.
Việc đào tạo tạo nghề lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nhân lực, tăng thu nhập cho người dân

Ngoài ra, mục tiêu của tỉnh còn nhằm thực hiện hiệu quả tiêu chí về lao động trong Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới; an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân DTTS; đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp…

Theo Kế hoạch này, đối tượng học nghề là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người DTTS, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm.

UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ tiêu đào tạo nghề trong năm 2025 là 240 người, trong đó nữ từ 15 - 55 tuổi, và nam từ 15 - 60 tuổi. Những người tham gia đào tạo nghề sẽ được hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/ngày.

Tỉnh hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú 15km trở lên. Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.

Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích.

Chủ động thông báo đến các trường, trung tâm dạy nghề và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xác định nhu cầu đào tạo, hoàn thiện chương trình, giáo trình, để thực hiện việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo năng lực của các đơn vị tham gia...


Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...