Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ngãi: Người dân ồ ạt bán keo non

PV - 10:36, 26/03/2019

Hiện tại, giá keo nguyên liệu trên thị trường tăng cao, bình quân khoảng 1,2 triệu đồng/tấn. Do đó, người trồng keo ở các địa phương ồ ạt khai thác keo non để bán... Thực tế này đã diễn ra nhiều năm tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, nhưng chính quyền địa phương vẫn không có cách nào để ngăn chặn. Việc bán keo non chỉ mang lại cái lợi trước mắt nhưng về lâu dài, người nông dân vẫn bị thiệt.

Keo chưa đủ tuổi nhưng vì khó khăn nên người dân phải bán non, thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến kế hoạch trồng rừng gỗ lớn của ngành Nông nghiệp. Keo chưa đủ tuổi nhưng vì khó khăn nên người dân phải bán non, thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến kế hoạch trồng rừng gỗ lớn của ngành Nông nghiệp.

Những năm gần đây, phong trào trồng rừng ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là ở các huyện miền núi phát triển rất mạnh. Nhiều hộ gia đình ngoài việc mở rộng diện tích trồng, còn thuê đất và vay vốn ngân hàng để trồng rừng. Vì vậy, khi giá keo nguyên liệu tăng cao, người dân ồ ạt bán keo non để có tiền trang trải cuộc sống. Nếu đúng theo chu kỳ sinh trưởng của cây keo, thì phải từ 6-7 năm mới khai thác được. Ở độ tuổi này, cây keo sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng và nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho các nhà máy chế biến. Tuy nhiên, rất nhiều hộ dân bán keo khi chỉ mới hơn 3 năm tuổi.

Với 5ha keo trồng theo hình thức xen kẽ, nên năm nào ông Đinh Văn Huy, ở xã Phổ Phong (Đức Phổ) cũng khai thác khoảng 1ha keo để bán. Tuy nhiên, những năm vừa qua, giá keo giảm, nên chỉ khi keo được 5-6 năm tuổi thì ông Huy mới khai thác. Nhưng từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá keo nguyên liệu tăng liên tục, hiện đạt mức 1.180.000 đồng/tấn, nên ngoài 1ha keo 5 năm tuổi, ông Huy còn khai thác thêm 3ha keo từ 3-3,5 năm tuổi để bán.

Tương tự dù chưa đến chu kỳ khai thác nhưng do thiếu vốn đầu tư sản xuất, nhu cầu trang trải cuộc sống nên nhiều hộ trồng rừng ở huyện Minh Long phải bán keo non.  Đơn cử như gia đình ông Đinh Văn Hiệp vừa bán gần 3ha keo 3 năm tuổi, năng suất chỉ đạt gần 60 tấn/ha. Với giá bán gần 1.200.000 đồng/tấn, sau khi trừ chi phí khai thác, gia đình ông Hiệp thu được gần 54 triệu đồng/ha. Nhưng nếu để đúng chu kỳ khai thác, tức 6-7 năm tuổi, thì diện tích keo trên sẽ cho năng suất từ 120 -130 tấn/ha, doanh thu trên 120 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, ông Hiệp vẫn nói: “Nếu để thêm 3-4 năm nữa thì chắc gì giá bán sẽ cao như hiện nay, đó là chưa kể thiệt hại do mưa bão”.

Theo các thương lái, nguyên nhân khiến giá keo nguyên liệu liên tục tăng trong thời gian qua là do thị trường Trung Quốc nhập hàng mạnh, cộng với nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy sản xuất và chế biến giấy ở trong nước tăng cao. Tuy nhiên, việc khai thác keo chưa đủ tuổi kéo theo nhiều hệ lụy, đó là năng suất rừng trồng giảm sút, chất lượng gỗ thấp, nên lợi nhuận thực tế mà người trồng keo thu được không cao.

Theo tính toán, với những diện tích keo thu hoạch chưa đúng chu kỳ khai thác, lợi nhuận sẽ giảm từ 25-30 triệu đồng/ha so với keo đủ tuổi.

Khó khăn dẫn đến phải bán keo non, người dân và cả chính quyền đều thấy tiếc. Nhằm hạn chế tình trạng này, chính quyền cũng chỉ biết tuyên truyền, vận động, chứ không thể xử lý. Vì rừng cây là của người dân. Việc khai thác, sử dụng do họ quyết định. Ông Nguyên Đại, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi cho rằng: Xảy ra tình trạng bán keo non là do người trồng keo trong tỉnh chưa liên kết với các doanh nghiệp lớn để trồng keo xen cây gỗ lớn, cũng như chưa thực hiện việc trồng rừng và quản lý rừng bền vững. Vì vậy, người dân khai thác keo không tuân thủ theo chu kỳ, mà theo giá thu mua nguyên liệu.

Định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới, sẽ hạn chế việc xuất khẩu dăm gỗ với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng. Bên cạnh đó, sẽ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non sang gỗ lớn, nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Vì vậy, hạn chế việc mua bán keo non là điều hết sức cần thiết.

“Ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu rõ những thiệt hại khi bán keo non; đồng thời vận động người dân trồng keo xen kẽ với trồng rừng gỗ lớn; tham gia trồng rừng, quản lý và phát triển nghề rừng theo hướng hiệu quả, bền vững”, ông Nguyễn Đại chia sẻ thêm.

Ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu rõ những thiệt hại khi bán keo non; đồng thời vận động người dân trồng keo xen kẽ với trồng rừng gỗ lớn; tham gia trồng rừng, quản lý và phát triển nghề rừng theo hướng hiệu quả, bền vững” (Ông Nguyên Đại, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi)

ĐẠT THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.