Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ngãi: Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã đi vào cuộc sống

PV - 15:07, 03/02/2023

Qua 10 năm triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện các nội dung của luật. Nhờ đó, chất lượng tổ chức thi hành pháp luật ở cơ sở từng bước được nâng lên.

Quảng Ngãi linh hoạt trong tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Quảng Ngãi linh hoạt trong tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. (Ảnh MH))

Cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh Quảng Ngãi xác định, PBGDPL là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Do đó, sau khi Luật PBGDPL có hiệu lực (ngày 1/1/2013), UBND tỉnh đã triển khai Chương trình PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, ban hành các đề án, kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn, hoặc theo từng chuyên đề và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả công tác này.

Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Vĩnh Lạc, việc tuyên truyền, PBGDPL đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương chú trọng thực hiện. Nội dung tuyên truyền, phổ biến ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh. Các hình thức tuyên truyền, PBGDPL ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, biên soạn tài liệu đăng tải trên các trang thông tin điện tử của sở, ngành, địa phương đã tác động tích cực đến công tác PBGDPL.

Qua 10 năm triển khai Luật PBGDPL, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức gần 1.600 cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn về PBGDPL, với hơn 66 nghìn lượt người tham dự; tổ chức 250 đợt sinh hoạt pháp luật cho 33 câu lạc bộ pháp luật dành cho thanh thiếu niên, học sinh và thực hiện hàng trăm kỳ tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới có liên quan đến quyền và lợi ích, những quy định pháp luật liên quan đến đời sống người dân. Toàn tỉnh đã tổ chức 400 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; trong đó, có 30 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 3.000 người là cán bộ, nhân dân vùng sâu, vùng xa, DTTS, ngư dân. Ngoài ra, Quảng Ngãi đã tổ chức thành công 9 cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Tiêu biểu như các cuộc thi: "Hòa giải viên giỏi", "Thanh niên với pháp luật", tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự...

Bên cạnh đó, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên từ tỉnh đến cơ sở được xây dựng rộng khắp và ngày càng được củng cố, kiện toàn. Toàn tỉnh hiện có 277 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 248 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 1.583 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Hiện, Quảng Ngãi có 971 tổ hòa giải, với gần 7.000 hòa giải viên. Mỗi năm, các thành viên tổ hòa giải đã tiếp nhận gần 2.500 vụ và hòa giải thành đạt trên 80%. Ngoài ra, các địa phương đã chú trọng xây dựng, quản lý và khai thác có hiệu quả mô hình "Tủ sách pháp luật"...

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.