Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Trang địa phương

Quảng Ngãi: Đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới

T.Nhân - 19:02, 30/08/2023

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Công văn số 3437/UBND-KTN về việc tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh việc thực hiện Kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới làm thay đổi bộ mặt nhiều địa phương vùng nông thôn, miền núi tỉnh Quảng Ngãi (Ảnh minh họa)
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới làm thay đổi bộ mặt nhiều địa phương vùng nông thôn, miền núi tỉnh Quảng Ngãi (Ảnh minh họa)

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu UBND các huyện: Bình Sơn, Sơn Hà và Minh Long khẩn trương rà soát kết quả thẩm định của các cơ quan, đơn vị chuyên môn và ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định tại cuộc họp ngày 10/7/2023, tổ chức đánh giá, đề ra giải pháp và cân đối, bố trí nguồn lực để tập trung thực hiện, bảo đảm đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới theo quy định; trên cơ sở đó, hoàn thiện hồ sơ, gửi các sở ngành, đơn vị liên quan xác nhận, nhằm đủ điều kiện để trình Hội đồng thẩm định tỉnh tổ chức họp, bỏ phiếu, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 trong năm 2023.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh... tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương nêu trên hoàn thiện các tiêu chí và hồ sơ; tổ chức đánh giá, xác nhận kết quả thực hiện các nội dung tiêu chí theo lĩnh vực quản lý; hoàn thiện hồ sơ, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 theo quy định trong thời gian sớm nhất, ngay trong năm 2023.

Các cơ quan, đơn vị, theo nhiệm vụ được phân công phụ trách từng tiêu chí tại Quyết định số 1016/QĐ-UBND ngày 15/9/2022 của UBND tỉnh, quán triệt và thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thuộc kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 ngay từ đầu trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đảm bảo đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo thuận lợi trong quá trình tổ chức thẩm định, xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kế hoạch đề ra.

Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 93 xã được công nhận xã nông thôn mới; 4 xã đang hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 9 xã đang hoàn thiện thủ tục trình cấp thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Mục tiêu cuổi tỉnh Quảng Ngãi là đến cuối năm 2023 sẽ có thêm 1 huyện và 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đó là, huyện Mộ Đức và 8 xã gồm: Ba Liên, Ba Điền và Ba Vì, huyện Ba Tơ; Trà Tân và Trà Giang, huyện Trà Bồng; Sơn Kỳ, Sơn Trung, huyện Sơn Hà và xã Bình An, huyện Bình Sơn. 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: Bình Trung, Bình Thạnh, huyện Bình Sơn; Tịnh Minh, Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh; Nghĩa Lâm, Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa; Hành Tín Đông, Hành Thịnh, Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành; Đức Thạnh, Đức Minh, huyện Mộ Đức; Phổ Thuận, thị xã Đức Phổ; Tịnh Khê, Tịnh Ấn Tây, Tp. Quảng Ngãi. 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu là Bình Dương và Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Khu vực miền núi sẽ phấn đấu sẽ có 31 thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Cụ thể, huyện Ba Tơ có 6 thôn, huyện Minh Long có 2 thôn, huyện Sơn Hà có 7 thôn, huyện Sơn Tây có 3 thôn và huyện Trà Bồng có 13 thôn. Tổng nhu cầu vốn dự kiến là hơn 728 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hơn 132 tỷ đồng, vốn đối ứng địa phương hơn 267 tỷ đồng, vốn lồng ghép hơn 200 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.