Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ngãi: Chuối Nam Mỹ mở đường cho nông sản xuất khẩu

Như Lan - 09:58, 19/11/2020

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra phức tạp trên toàn cầu, các mặt hàng nông sản, trái cây Việt Nam cũng vì thế bị ảnh hưởng, thậm chí điêu đứng vì phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Thế nhưng, mới đây, sản phẩm chuối Nam Mỹ của tỉnh Quảng Ngãi đã xuất lô hàng đầu tiên sang thị trường nước ngoài, mở đường đưa hàng nông sản Quảng Ngãi ra thị trường quốc tế.

Bà con nông dân thu hoạch chuối
Bà con nông dân thu hoạch chuối

Hướng mở để làm giàu

Mô hình trồng chuối Nam Mỹ xuất khẩu sang thị trường nước ngoài đang phát huy hiệu quả, mở ra hướng đi mới cho vùng đất Phổ Nhơn, thị xã Đức Phổ, cũng như giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Các sản phẩm chuối sau thu hoạch tại đây đang được các đối tác lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore đặt hàng tiêu thụ.

Tại Nông trường 24/3, hàng nghìn buồng chuối được bao bọc cẩn thận bằng túi ni lông. Công tác khai thác chuối từ vườn đến nhà xưởng thông qua nhiều công đoạn và được thực hiện một cách chặt chẽ. Các buồng chuối sau khi được chọn lựa sẽ cắt thành từng nải và cho vào bể nước chứa phèn, để xử lý mủ, cũng như bụi bẩn bám trên quả chuối. Những quả không đáp ứng yêu cầu sẽ bị loại bỏ, được đem đi ủ thành phân để bón cho vườn chuối.

Trải qua nhiều công đoạn, từng nải chuối được dán tem, đóng gói, đưa vào container bảo quản lạnh và xuất khẩu. Trước đó, nhiều đối tác nước ngoài đã đến nông trường khảo sát, lấy mẫu chuối về phân tích, kiểm tra đánh giá chất lượng rồi mới ký hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Ước tính, mỗi ha chuối Nam Mỹ xuất khẩu có doanh thu khoảng 100 triệu đồng/năm, đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 4 lần những cây trồng khác trên cùng diện tích
Ước tính, mỗi ha chuối Nam Mỹ xuất khẩu có doanh thu khoảng 100 triệu đồng/năm, đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 4 lần những cây trồng khác trên cùng diện tích

Anh Phan Văn Thành, Trưởng Ban quản lý Farm chuối, Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp 24/3 cho biết, thị trường ngoài nước có khâu kiểm duyệt đầu vào rất khắt khe, nhất là Hàn Quốc. Việc họ đồng ý nhập hàng chuối Nam Mỹ là điều đáng mừng, chứng minh sản phẩm chuối sau thu hoạch đảm bảo tiêu chí "sạch, an toàn". Hiện số lượng đơn đặt hàng khá nhiều nên công ty chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Trước đó, tháng 11/2019, Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp 24/3 đã quyết định chọn xã Phổ Nhơn để thực hiện mô hình trồng chuối Nam Mỹ trên phần diện tích 25 ha; áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao, theo phương pháp của Israel khi nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng nơi đây phù hợp. Đến tháng 9/2020, chuối bắt đầu cho thu hoạch. Nhiều đối tác nước ngoài đã đến tận vườn khảo sát, lấy mẫu về phân tích, kiểm tra đánh giá chất lượng và quyết định ký hợp đồng thu mua, bao tiêu đầu ra ngay sau đó khi các chỉ số đều đạt.

Tính đến thời điểm hiện tại, công ty này đã xuất đi 20 container chuối, với khoảng 450 tấn. Chuối Nam Mỹ cho quả to đều, đẹp, trọng lượng khoảng 17- 18kg/buồng. Chuối chứa nhiều kali, vitamin B6, vitamin C… rất tốt cho sức khỏe nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Với giá bán 11.000 đồng/kg (giá sau khi sơ chế, đóng thùng chất lên container), nông trại cho doanh thu hàng tỷ đồng. Mô hình cũng đã giúp tạo công ăn việc làm cho 30-40 lao động địa phương với mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.

Anh Lê Văn Quang, ở xã Phổ Nhơn, thị xã Đức Phổ cho hay: Hiệu quả bước đầu từ cây chuối Nam Mỹ hy vọng mở ra hướng mới, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Quan trọng hơn người nông dân không còn lo đầu ra cho nông sản, tránh tình trạng được mùa mất giá như lâu nay. "Chúng tôi mong muốn, công ty càng ngày càng làm ăn phát triển để được gắn bó lâu dài, khỏi phải đi làm ăn xa", anh Lê Văn Quang chia sẻ.

Những thay đổi tích cực

Ông Dương Văn Tô, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quãng Ngãi cho rằng, cú huých từ việc xuất khẩu chuối Nam Mỹ đã mở ra cho ngành nông nghiệp chặng đường mới, cho thấy hàng nông sản sản xuất trên địa bàn tỉnh đủ cơ sở để vươn lên và giúp người nông dân làm giàu. Vấn đề là, các địa phương phải xây dựng cho được vùng quy hoạch chuyên canh và tuân thủ quy hoạch đã có; tập trung sản xuất theo chuỗi, đảm bảo các tiêu chuẩn của OCOP thì mới phát triển bền vững.

“Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành những cơ chế, chính sách mới, xây dựng những mặt hàng có triển vọng để tập trung nghiên cứu, hỗ trợ đầu tư, từng bước nâng cao chất lượng hàng nông sản, cũng như tổ chức các đợt xúc tiến đầu tư, giới thiệu quảng bá sản phẩm để các doanh nghiệp nước ngoài biết đến”, ông Dương Văn Tô cho hay.

Kiểm tra, phân loại chuối trước khi đóng gói được thực hiện một cách chặt chẽ…
Kiểm tra, phân loại chuối trước khi đóng gói được thực hiện một cách chặt chẽ…

Được biết, trong thời gian tới, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi sẽ giao các ngành có liên quan nghiên cứu, hướng dẫn, giúp bà con nông dân kết nối giữa sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Về lâu dài, tỉnh Quảng Ngãi chủ trương tăng giá trị gia tăng cao trên một diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho tương lai, là phải sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao trên một diện tích. Qua đó, tạo điều kiện cho người nông dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.