Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Giảm 1,06% hộ nghèo đa chiều năm 2023

T.Nhân - H.Trường - 11:10, 11/01/2024

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2023 trên địa bàn Quảng Nam theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.

Nhiều hộ nghèo ở khu vực miền núi Quảng Nam được hỗ trợ sinh kế vươn lên thoát nghèo
Nhiều hộ nghèo ở khu vực miền núi Quảng Nam được hỗ trợ sinh kế vươn lên thoát nghèo

Theo đó, tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều năm 2023 là 33.071 hộ/442.673 hộ dân toàn tỉnh; tỷ lệ nghèo đa chiều chiếm 7,47%. Trong đó tổng số hộ nghèo đa chiều là 24.669 hộ, chiếm 5,57%; giảm 4.477 hộ (giảm 1,06%) so với năm 2022.

Tổng số hộ cận nghèo đa chiều là 8.402 hộ, chiếm 1,9%; giảm 271 hộ (giảm 0,08%) so với năm 2022. Trong số này, khu vực thành thị có 1.823 hộ nghèo, 1.095 hộ cận nghèo; khu vực nông thôn có 22.846 hộ nghèo, 7.307 hộ cận nghèo.

Số hộ nghèo đa chiều và hộ cận nghèo đa chiều năm 2023 là căn cứ để tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp giảm nghèo bền vững và thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, các chính sách kinh tế, xã hội khác trong năm 2024.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hộ nghèo của tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực các huyện miền núi, nên sự nỗ lực của các địa phương miền núi là rất lớn trong thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững.

Giai đoạn này thuận lợi là các địa phương miền núi được đầu tư tổng lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nên có điều kiện, nguồn lực để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, mô hình sinh kế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, đầu tư giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm...

Dù có nhiều vướng mắc, khó khăn trong giai đoạn đầu thực hiện các chương trình, nhưng đến nay tạm thời những vướng mắc được tháo gỡ, nên việc thực hiện các chương trình ở những tháng cuối năm hiệu quả hơn, tiến độ tốt hơn, tác động trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.