Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ 800 tỷ đồng để xây dựng kè chống sạt lở bờ biển Tam Thanh

T.Nhân - H.Trường - 06:15, 30/03/2024

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội xem xét trình cấp thẩm quyền hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Quảng Nam khoảng 800 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, để đầu tư xây dựng khẩn cấp dự án Kè chống sạt lở bờ biển Tam Thanh, Tp. Tam Kỳ.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, định hướng phát triển không gian quy hoạch chung của Tp. Tam Kỳ là về phía Đông, trong đó yêu cầu thực hiện các giải pháp xây dựng hệ thống hạ tầng khung như hệ thống giao thông, hệ thống đê, kè chống sạt lở và phòng chống ngập lụt, nâng cao năng lực thoát nước của khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, chủ động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố...

Quảng Nam đề nghị hỗ trợ 800 tỷ đồng để xây dựng kè chống sạt lở bờ biển Tam Thanh
Quảng Nam đề nghị hỗ trợ 800 tỷ đồng để xây dựng kè chống sạt lở bờ biển Tam Thanh

Khu vực xã Tam Thanh, cách trung tâm đô thị Tam Kỳ khoảng 15 km về phía Đông, với khoảng 6,5 km bờ biển. Từ năm 2000, dự án Kè bảo vệ bờ biển Tam Thanh với chiều dài khoảng 3,2 km đã được đầu tư xây dựng. Hơn 20 năm qua, kè bảo vệ đã phát huy tác dụng chống sạt lở bờ biển, bảo đảm ổn định cuộc sống của hơn 3.000 hộ dân thuộc các thôn Hòa Hạ, Hòa Trung, Hòa Thượng, (xã Tam Thanh).

Tuy nhiên, qua thời gian, công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, xuất hiện một số vị trí bị xói lở, sụt lún cần phải được đầu tư khắc phục, sửa chữa nhằm ổn định mái kè và khắc phục, sữa chữa các vị trí sạt lở, cũng như đầu tư xây dựng đồng bộ 3 km kè còn lại nhằm bảo đảm phòng chống sạt lở khu vực bờ biển Tam Thanh, ổn định đời sống Nhân dân khu vực và hoàn thiện hệ thống hạ tầng góp phần phòng chống giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo đảm công tác cứu hộ, cứu nạn và phục vụ dân sinh.

Đây là một trong những dự án quan trọng, cấp bách của tỉnh, nhằm kịp thời khắc phục, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trước những yêu cầu bức thiết như trên, nhằm bảo vệ an toàn khu vực dân cư sinh sống, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phòng chống sạt lở bờ biển, thích ứng biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng có nguy cơ bị sạt lở, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội xem xét trình cấp thẩm quyền hỗ trợ kinh phí cho địa phương khoảng 800 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng khẩn cấp dự án Kè chống sạt lở bờ biển Tam Thanh, Tp. Tam Kỳ.

Dự kiến quy mô đầu tư: Chiều dài tuyến kè khoảng 6,5 km (bao gồm sửa chữa, gia cố 3,5 km kè hiện trạng và đầu tư mới 3 km); đồng thời đầu tư kết nối giao thông đỉnh kè với các tuyến hiện trạng, kinh phí dự kiến 800 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Trung ương hỗ trợ thuộc nguồn dự phòng chung ngân sách Trung ương chưa phân bổ (không thuộc kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Quảng Nam tại Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 và Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 21/02/2022). Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2024 - 2025.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.