Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Quảng Nam: Chủ động ứng phó nguy cơ sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ

T.Nhân - H.Trường - 19:36, 30/10/2023

Chiều 30/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Quảng Nam có công văn yêu cầu các địa phương, cơ quan, ban ngành chủ động ứng phó với mưa lớn có nguy cơ gây ra sạt lở đất, sụn lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ngầm.

Quảng Nam thực hiện các phương án nhằm phòng, chống mưa lũ
Quảng Nam thực hiện các phương án nhằm ứng phó với mưa lũ

Thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam dự báo, từ hôm nay, 30/10, đến ngày 2/11, các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 70 - 150 mm, có nơi trên 200 mm. Mưa lớn gây ra nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, tại các sông, suối vùng núi, sạt lở đất đá ở sườn dốc, sông, suối nhỏ; gây ngập úng tại các vùng thấp trũng, nơi tập trung đông dân cư.

Để chủ động ứng phó mưa lũ xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh có Công văn số 309 chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục rà soát các khu vực không bảo đảm an toàn, nhất là các khu vực bị ngập sâu, chia cắt, vùng trũng thấp ven sông suối, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn đồng thời bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn, trên các sông, suối, hồ chứa nước. Kiên quyết không cho người, phương tiện đi qua những khu vực ngập sâu, nguy hiểm, nơi dễ sạt lở đất.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời tổ chức rà soát, kiểm tra và có biện pháp cảnh báo, ứng phó bảo đảm an toàn về người và tài sản đối với các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy.

Quảng Nam cảnh báo nguy cơ sạt lở tại một số huyện miền núi
Quảng Nam cảnh báo nguy cơ sạt lở tại một số huyện miền núi

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN đề nghị các địa phương nghiên cứu kết quả đề án, đề tài để triển khai vào trong công tác phòng chống thiên tai; báo cáo số liệu sơ tán dân (nếu có) theo phần mềm ứng dụng hỗ trợ việc điều hành, quản lý, ứng phó trong công tác sơ tán dân để phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Cũng trong sáng nay, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu tập trung rà soát các khu vực không bảo đảm an toàn, nhất là các khu vực bị ngập sâu, chia cắt, vùng trũng thấp ven sông suối, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn; bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn, trên các sông, suối, hồ chứa nước; kiên quyết không cho người, phương tiện đi qua những khu vực ngập sâu, nguy hiểm, nơi dễ sạt lở đất.

Các địa phương, ban ngành tiếp tục thông báo cho các chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình, nhất là các công trình đang thi công ở ven sông, trên sông, trên biển, khu vực miền núi, các hồ chứa nước, chủ các phương tiện vận tải thủy, các đơn vị khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa lớn để chủ động các biện pháp ứng phó, có phương án bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, vật tư tại công trình.

Đối với các hồ chứa thủy lợi đã tích đầy nước, tổ chức thực hiện bảo đảm theo quy trình vận hành đã được phê duyệt, tổ chức trực ban, kiểm tra, rà soát phương án bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du hồ chứa; chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước thực hiện kiểm tra, quan trắc đập để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra; sẵn sàng phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công; bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Sở Công Thương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hầm lò, khu khai thác khoáng sản; an toàn hồ đập thủy điện và hạ du, nhất là các thủy điện nhỏ.

Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông khu vực bị ngập sâu, chia cắt; chỉ đạo khắc phục kịp thời sự cố, bảo đảm giao thông trên các trục chính. Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các trường thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin diễn biến thiên tai để chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, cơ sở giáo dục.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thị xã, thành phố ven biển được chỉ đạo theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển; thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển được biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp để đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.