Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Bình: Thành lập các Tổ công tác quyết liệt tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công

Khánh Ngân - 17:12, 03/08/2024

Theo kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư công, năm 2024 tỉnh Quảng Bình được phân bổ 4.864 tỉ đồng. Nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công, UBND tỉnh Quảng Bình đã chú trọng công tác đánh giá nguyên nhân, nhận diện vướng mắc từ đó đưa ra giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Đặc biệt, Quảng Bình đã thành lập các Tổ công tác do Phó Chủ tịch tỉnh làm Tổ trưởng để quyết liệt tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công.

(Bài KH): Quảng Bình: Nhận diện nguyên nhân, thực hiện giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình- Tổ trưởng Tổ công tác số 2 đã có buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư về giải ngân vốn đầu tư công

Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các chủ đầu tư có Dự án giải ngân thấp đánh giá kỹ lưỡng các nguyên nhân. Từ đó chấn chỉnh trách nhiệm của cá nhân, tập thể; đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Được biết, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập 3 Tổ công tác để kiểm tra, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Các Tổ công tác do lãnh đạo tỉnh làm Tổ trưởng. Theo đó, Tổ công tác số 1 do đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Tổ trưởng; Tổ công tác số 2 do đồng chí Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng và Tổ công tác số 3 do đồng chí Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng.

Sau khi các Tổ công tác do UBND tỉnh thành lập tiến hành kiểm tra tiến độ xây lắp, tiến độ giải ngân các công trình thuộc Tổ mình phụ trách. Đối với các dự án đầu tư công do các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh làm chủ đầu tư, các Tổ công tác đã nghe chủ đầu tư, nhà thầu trình bày những vướng mắc, khó khăn; từ đó, đưa ra giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ. Bên cạnh đó, các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án ODA và các dự án khác triển khai trên địa bàn cũng được kiểm tra, đôn đốc thường xuyên.

(Bài KH): Quảng Bình: Nhận diện nguyên nhân, thực hiện giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 1
Dự án cầu Nhật Lệ 3, đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân vốn

Trong quá trình kiểm tra, các Tổ công tác do UBND tỉnh thành lập cũng đã xem xét trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, xử lý khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công tại từng sở, ngành, đơn vị, địa phương, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu.

Trong tháng 4 vừa qua, đồng chí Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác số 2 đã có buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư về dự ước giải ngân vốn đầu tư công. Tính đến ngày 30/6, tổng số dự án của Tổ công tác số 2 theo dõi là 50 dự án, với tổng số vốn bố trí trong kế hoạch năm 2024 là hơn 1.400 tỷ đồng, chiếm 30,6% tổng kế hoạch vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh đã triển khai. Trong đó có 47 dự án đầu tư công chuyển tiếp và 3 Dự án ODA. Qua kiểm tra, tính đến ngày 30/6, các dự án thuộc Tổ công tác số 2 theo dõi đã giải ngân được 28,7% tổng vốn bố trí….

Mới đây, (ngày 28/6) tại Tổ công tác số 3, do đồng chí Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND làm Tổ trưởng cũng đã làm việc với các chủ đầu tư. Theo phân công của UBND tỉnh Quảng Bình, Tổ công tác số 3 được giao theo dõi 77 dự án đầu tư công. Trong đó có 04 dự án thực hiện giai đoạn 2018 - 2024; 30 dự án thực hiện  giai đoạn 2021 - 2024; 39 dự án thực hiện giai đoạn 2022 - 2025; 02 dự án thực hiện  giai đoạn 2023 - 2024; 02 dự án có thời gian thực hiện giai đoạn 2024 - 2025. 

Tổng số vốn giao năm 2024 cho các dự án thuộc Tổ công tác số 3, là gần 739 tỷ đồng (bao gồm cả kế hoạch vốn kéo dài), trong đó ngân sách Trung ương gần 360 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 379 tỷ đồng. Trong buổi làm việc với các chủ đầu tư, Tổ công tác số 3 đã lắng nghe những vướng mắc, khó khăn mà chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang gặp phải. Từ đó đưa ra giải pháp cụ thể, triệt để tháo gỡ dứt điểm khó khăn. Tính đến ngày 30/6, các công trình dự án do Tổ công tác số 3 theo dõi đã giải ngân được gần 30% tổng số vốn được giao.

(Bài KH): Quảng Bình: Nhận diện nguyên nhân, thực hiện giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2
Dự án tuyến đường ven biển có tổng mức đầu tư 2.200 tỷ ở Quảng Bình được khởi công xây dựng từ năm 2022, nay đang được đẩy nhanh tiến độ

Cùng với việc thành lập 3 Tổ công tác thường xuyên kiểm tra, đốc đốc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh Quảng Bình cũng tổ chức Hội nghị bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tại Hội nghị này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - Vũ Đại Thắng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong thực hiện kế hoạch, đẩy mạnh giải ngân vốn năm 2024 và yêu cầu phải quán triệt, nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ đầu tư. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã nhấn mạnh “chậm ở khâu nào, thủ tục nào, người đứng đầu sở, ngành, đơn vị, địa phương đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm".

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nên tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tính đến ngày 30/6, toàn tỉnh đã giải ngân được 28,7% tổng nguồn vốn được giao. Đáng chú ý, những công trình trọng điểm như tuyến đường ven biển, Nhà máy nhiệt điện II, Dự án cầu Nhật Lệ 3….có tỷ lệ giải ngân cao đạt 29,39%.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.