Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Bình: Tập huấn, truyền dạy văn hóa dân gian cho đồng bào DTTS

Hồng Anh - 17:15, 29/12/2022

Trải qua thời gian, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều sinh sống dọc Trường Sơn ở tỉnh Quảng Bình bị mai một. Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình đã phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho các hạt nhân văn nghệ ở cơ sở.

Đồng bào Bru Vân Kiều tham gia các trò chơi văn hoá dân gian tại Lễ hội Trỉa lúa
Đồng bào Bru Vân Kiều tham gia các trò chơi văn hoá dân gian tại Lễ hội Trỉa lúa

Tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình phối hợp với UBND huyện Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn xây dựng câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn, bản vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đây là lớp tập huấn thuộc Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”.

Với mục đích bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của người Bru Vân Kiều, Ban Tổ chức đã mời các nghệ nhân Hồ Ai, Hồ Đài, Hồ Thị Hồng, Trần Phúc… là những người lớn tuổi, có uy tín trong cộng đồng, đam mê dân ca, âm nhạc truyền thống tại địa phương đến hướng dẫn, truyền đạt cho các học viên.

Lớp tập huấn gồm 30 học viên, là thành viên các đội văn nghệ tại các thôn, bản; những người yêu thích, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại xã Trường Sơn. Trong 10 ngày, các học viên được truyền đạt kiến thức tổng quan về các làn điệu dân ca Bru Vân Kiều; hướng dẫn cách sử dụng các nhạc cụ truyền thống; kỹ năng hát, múa các làn điệu dân ca của người Bru Vân Kiều như Xi Nớt, Tà Oải (hát giao duyên), Tà Tịa (hát ru con), hát mừng lúa mới...; các nghi thức của lễ hội Lấp lỗ, lễ hội Mừng lúa mới.  Đây là những làn điệu và nét văn hóa gắn chặt với cuộc sống của người dân từ bao đời nay, song theo thời gian đã bị mai một.

Trao giấy khen cho những học viên xuất sắc của khóa học. Ảnh: VQ
Trao giấy khen cho những học viên xuất sắc của khóa học. Ảnh: VQ

Theo nghệ nhân Hồ Ai, hiện nay bà con khi thực hiện các động tác múa trong lễ hội, lấy giọng luyến láy trong câu hát chưa được nhuần nhuyễn thành thục. Do vậy, việc truyền dạy là cần thiết nhưng cần có thời gian và sự đam mê của lớp trẻ để từ đó có thể lưu giữ được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru Vân Kiều.

Cũng vào dịp này, thực hiện chương trình bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2022, Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình đã phối hợp với UBND huyện Bố Trạch tổ chức lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào Arem (dân tộc Chứt) xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch.

Trong 5 ngày diễn ra lớp tập huấn, các nghệ nhân đã truyền dạy các loại hình văn hóa phi vật thể như tiếng nói, nghệ thuật trình diễn dân gian (múa, hát), nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian… của đồng bào Arem cho già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng Arem hiện đang sinh sống trên địa bàn xã Tân Trạch.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.