Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Bình: Tạo môi trường sống an toàn cho trẻ em

PV - 11:37, 19/08/2019

Với mong muốn sẻ chia, bù đắp phần nào những thiếu thốn, bất hạnh của trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em DTTS, tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội. Huy động mọi nguồn lực, các tổ chức quốc tế, các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng xã hội trong tỉnh cùng chung tay bảo vệ, chăm sóc, giáo dục giúp các em phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Quảng Bình, toàn tỉnh hiện có trên 243.880 trẻ em dưới 16 tuổi; trong đó có 4.182 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (827 em mồ côi và 3.068 em khuyết tật). Thực tế cho thấy, trẻ em nghèo, hoàn cảnh khó khăn và trẻ em DTTS đang phải sống trong môi trường nhiều rủi ro, nguy cơ như: tai nạn giao thông, nghiện hút, cờ bạc, lao động sớm.

Bên cạnh đó, trẻ em vùng DTTS thiếu thốn mọi mặt, như: thiếu kiến thức xã hội, không được dùng nước sạch, môi trường vệ sinh kém, thiếu sự quan tâm của gia đình. Ngoài ra, một bộ phận trẻ em vùng sâu, vùng xa phải giúp đỡ cha mẹ kiếm sống, phải bỏ học để mưu sinh, thiếu sân chơi lành mạnh dẫn tới trẻ em bị tử vong do đuối nước, trẻ em bị xâm hại tình dục tăng mạnh… Riêng từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 38 trường hợp trẻ em bị bạo hành, xâm hại và bị đuối nước.

Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, kêu gọi nguồn lực từ các tổ chức xã hội… để chung tay bảo vệ, giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em DTTS nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình trao hỗ trợ trẻ em nghèo của huyện Bố Trạch. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình trao hỗ trợ trẻ em nghèo của huyện Bố Trạch.

Theo đó, rất nhiều các tổ chức quốc tế đã vào cuộc. Điển hình như, tổ chức Plan đã triển khai truyền thông về phòng ngừa trẻ em kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống tại huyện Minh Hóa, Quảng Ninh và Lệ Thủy; tổ chức Zhi-shan Foundation (Z.F) thực hiện dự án hỗ trợ cho hàng nghìn trẻ em nghèo vượt khó; Quỹ từ thiện Bloomberg khảo sát và xây dựng kế hoạch phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020; Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các nhà hảo tâm vận động, quyên góp, tổ chức tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn...

Nhờ vậy, đến nay trên địa bàn tỉnh có 1 nhà thiếu nhi cấp tỉnh, 6 điểm vui chơi dành cho trẻ em cấp huyện, 186 điểm vui chơi dành cho trẻ em ở cấp xã, phường. Đáng kể, từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh có trên 69.000 lượt học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS được hỗ trợ về giáo dục, với kinh phí trên 38 tỷ đồng…

Ông Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện nay trên 89% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh bảo đảm theo đúng trình tự về thủ tục và thời gian quy định...

Để làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em thời gian tới, ông Nguyễn Trường Sơn đề nghị, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và địa phương cần tập trung triển khai nội dung trọng tâm về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Đặc biệt, tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí, trang bị các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, tổ chức chương trình về kỹ năng an toàn cá nhân, tự bảo vệ mình trước nguy cơ bạo lực, xâm hại và phát hiện, tố cáo các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em…

QUỲNH CHI - HÀ GIANG

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.