Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Bình: Lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lam Anh - 16:34, 30/04/2022

Sáng 30/4, UBND Tp. Đồng Hới (Quảng Bình) đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đồng thời tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ năm 2022.

Lễ hội là dịp để duy trì, quảng bá và giới thiệu đến du khách và người dân nét đặc trưng văn hóa truyền thống của ngư dân miền biển Đồng Hới.
Lễ hội là dịp để duy trì, quảng bá và giới thiệu đến du khách và người dân nét đặc trưng văn hóa truyền thống của ngư dân miền biển Đồng Hới.

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ là một lễ hội văn hóa truyền thống từ bao đời nay của người dân Đồng Hới. Trước năm 1945, Lễ hội được tổ chức 6 năm 1 lần (còn gọi là lục niên cạnh độ). Sau ngày giải phóng Đồng Hới (Ngày 18/8/1945), Lễ hội được tổ chức vào ngày quốc khánh 2/9 hàng năm.

Trong những năm trở lại đây, Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ là một hoạt động đặc sắc, là điểm nhấn trong chương trình hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng Hới được tổ chức vào dịp 30/4 và 1/5 hàng năm.

Lễ hội đua thuyền năm nay có sự tham gia của 8 đội đến từ 5 địa phương của Tp. Đồng Hới. Mỗi đội có 30 vận động viên, đua tranh trên đường đua dài 12,5 km và về đích trước Tượng đài Mẹ Suốt.

Kết quả chung cuộc, đội đua Đồng Dường xuất sắc cán đích ở vị trí thứ 1, đội Hải Thành về đích vị trí thứ 2, giải 3 thuộc về đội Trung Bính. Ảnh: H.L
Kết quả chung cuộc, đội đua Đồng Dường xuất sắc cán đích ở vị trí thứ 1, đội Hải Thành về đích vị trí thứ 2, giải 3 thuộc về đội Trung Bính. Ảnh: H.L

Sau gần 1 giờ tranh đua quyết liệt, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đội đua thôn Đồng Dường, xã Bảo Ninh; giải Nhì là đội đua phường Hải Thành và giải Ba cho thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, Tp. Đồng Hới. Hàng nghìn người dân và du khách đã hào hứng tham gia cổ vũ cho các đội đua thuyền.

Dịp này, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ được trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dịp để quảng bá và giới thiệu đến du khách nét đặc trưng văn hóa truyền thống của ngư dân miền biển Đồng Hới; đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương, tạo sự gắn kết trong cộng đồng.

Ông Trần Thắng (thứ 2 từ trái qua), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình thừa ủy quyền của Bộ VHTT&DL trao Bằng công nhận Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
Ông Trần Thắng (thứ 2 từ trái qua), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình thừa ủy quyền của Bộ VHTT&DL trao Bằng công nhận Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Với những nét đặc trưng riêng biệt và chứa đựng trong mình rất nhiều nét đặc sắc của văn hóa được tích tụ qua bao đời nay, những lễ hội như "Lễ hội cướp Cù"; "Lễ hội bài chòi", "Lễ hội đua thuyền truyền thống"… là những nét văn hóa đặc trưng góp phần không nhỏ cho việc thu hút đầu tư và phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, góp phần xây dựng Tp. Đồng Hới trở thành một điểm đến, địa chỉ du lịch hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Với những nét độc đáo riêng có, ngày 12/1/2022 lễ hội truyền thống này vinh dự được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.