Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng bá, giới thiệu cảnh quan, không gian văn hóa Gia Lai giữa lòng Hà Nội

Cát Tường - 14:35, 25/11/2022

Chiều 24/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai phối hợp cùng Sở Du lịch Hà Nội tổ chức xúc tiến du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022 tại Hà Nội nhằm thu hút khách du lịch đến với mảnh đất hùng vĩ này.

Toàn cảnh buổi quảng bá, giới thiệu cảnh quan, không gian văn hóa Gia Lai tại Hà Nội
Toàn cảnh buổi quảng bá, giới thiệu cảnh quan, không gian văn hóa Gia Lai tại Hà Nội

Du lịch Gia Lai đang là điểm đến mới tại Tây Nguyên với loại hình du lịch sinh thái, văn hóa mang đặc trưng riêng. Nơi đây được biết đến với nhiều thắng cảnh nổi tiếng (Biển Hồ - Đôi mắt Pleiku, thác K50 nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng) và nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn như: Du thuyền trên hồ Ayun Hạ (huyện Phú Thiện) và trên sông Sê San (huyện Iagrai), khám phá thác Phú Cường (huyện Chư Sê), thác Hang Dơi (huyện Kbang), thác Ia Nhí (huyện Chư Pưh)… Ngoài ra, đến đây du khách còn được trải nghiệm văn hóa cồng chiêng, di sản văn hóa phi vật thể "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" được UNESSCO công nhận. Bên cạnh đó, Gia Lai còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử có giá trị cao như: Quần thể di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo, Làng kháng chiến Stơr (quê hương của Anh hùng Núp)… Những năm gần đây, tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa mang nét đặc trưng như Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Pleiku), Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh), Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui (huyện Phú Thiện)…

Sự kiện xúc tiến du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022 tại Hà Nội là dịp để Gia Lai giới thiệu những chương trình du lịch đặc sắc, chất lượng cao đến doanh nghiệp Hà Nội. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hai địa phương tìm hiểu, liên kết, trao đổi khách. Tại sự kiện này, những tour, tuyến mới sẽ hình thành, hoàn thiện từ những đóng góp thiết thực của các doanh nghiệp du lịch góp phần tăng lượng khách giữa hai địa phương.

Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội chia sẻ, những năm qua, Thành phố Hà Nội và tỉnh Gia Lai đã có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch. Mỗi địa phương đều có thế mạnh, có tiềm năng riêng để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, có sức hấp dẫn, thế mạnh riêng về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn lực phát triển. Vì vậy, cần kết nối các chuỗi giá trị để tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn theo từng nhóm loại hình cung cấp cho du khách. Ông Trần Trung Hiếu khẳng định, ngành Du lịch Hà Nội cam kết tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Gia Lai trong hoạt động phát triển du lịch, đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung giữa hai địa phương và cả nước.

Đây cũng là chương trình hiện thực nội dung ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa Gia Lai - Hà Nội, tăng cường khả năng liên kết, khai thác hiệu quả thị phần khách du lịch tiềm năng của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận; tạo điều kiện cho doanh nghiệp Gia Lai gặp gỡ, giao lưu với doanh nghiệp Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.