Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng bá du lịch qua điện ảnh: Một hướng đi hiệu quả

Tiêu Dao - 18:06, 23/06/2024

Những bộ phim về đề tài dân tộc, miền núi với văn hóa, phong tục, cảnh đẹp thực sự thu hút nhiều khán giả. Tuy nhiên mảng điện ảnh này vẫn còn yếu và thiếu để có thể thu hút nhiều người đến du lịch, trải nghiệm với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nếu được đầu tư, triển khai nhiều đề tài điện ảnh về mảng này thì đây thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế du lịch miền núi phát triển.

Phim trường của “Kong - Đảo đầu lâu” tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách
Phim trường của “Kong - Đảo đầu lâu” tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách

Tiềm năng lớn cho những nhà làm phim

Trên thực tế, nhiều bộ phim Việt Nam đã tạo nên cơn sốt checkin địa điểm quay phim như Ninh Bình với cơn sốt phim “Kong - Đảo đầu lâu”, hay Phú Yên với phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, các địa danh ít được biết đến như ngôi làng Đo Đo ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cũng trở nên nổi tiếng, được nhiều người tìm đến trải nghiệm sau khi bộ phim “Mắt biếc” công chiếu.

Trước đây, đã từng có rất nhiều bộ phim về đề tài vùng đồng bào DTTS và miền núi, như “Chuyện của Pao” là bộ phim tâm lý tái hiện một phần đời sống của người Mông ở vùng núi phía Bắc, được chuyển thể từ truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn, nhà biên kịch phim Đỗ Bích Thúy. Phim “Cô gái vùng cao” của đạo diễn Nông Ích Đạt, “Trở về Sam Sao” của đạo diễn Xuân Chân và Dân Thanh, phim “Đất nước đứng lên” của đạo diễn Lê Đức Tiến với diễn viên người DTTS là KSo Nham, Y Panh… Hay như phim “Tình yêu Seo Ly”, đạo diễn Trần Quốc Dũng, phim “Khu rừng của Páo” của đạo diễn Nguyễn Phạm Thành Đạt... cũng góp thêm vào đề tài miền núi và vùng đồng bào DTTS với những mảng màu đa dạng.

Nếu khai thác tốt, điện ảnh sẽ là một kênh quảng bá du lịch hiệu quả. Qua đó, thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển, giúp đồng bào địa phương cải thiện được thu nhập, phát triển kinh tế, giữ gìn được bản sắc văn hóa, phong cảnh địa phương.

Điện ảnh Việt Nam các thập niên trước từng có những bộ phim hay, giá trị về đề tài miền núi và DTTS như “Vợ chồng A Phủ”, “Tình thắm Sa Pa”, “Đỉnh núi mờ sương”… qua đó, giúp khán giả hiểu rõ hơn về cuộc sống, văn hóa của đồng bào các dân tộc.

Một thực tế đó là những bộ phim về đề tài miền núi, về các DTTS đã và đang thu hút sự quan tâm rất nhiều của người xem. Đặc biệt người xem rất thích thú với văn hóa, phong tục tập quán, cảnh đẹp địa phương xuất hiện trong phim. Và những bộ phim này đã tạo nên cơn sốt tìm về các địa điểm xuất hiện trong phim để trải nghiệm, checkin... sức ảnh hưởng mạnh mẽ của một bộ phim đến với vùng đất, văn hóa và con người tại địa phương là rất lớn.

Bờ rào đá của đồng bào Mông ở vùng Cao nguyên đá Đồng Văn xuất hiện nhiều trong các bộ phim về đề tài DTTS và miền núi
Bờ rào đá của đồng bào Mông ở vùng Cao nguyên đá Đồng Văn xuất hiện nhiều trong các bộ phim về đề tài DTTS và miền núi

Nhiều bộ phim sau khi công chiếu, ngay lập tức bối cảnh chính của phim trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của mỗi người. Mới đây, bối cảnh xuất hiện trong các bộ phim “Tết ở làng Địa Ngục”, “Kẻ ăn hồn” cũng được khán giả săn tìm và đến thăm, đó là làng Sảo Há, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, hay bộ phim “Cuộc chiến không giới tuyến” cũng đã khiến nhiều người tìm về các địa điểm lịch sử có thật để trải nghiệm.

Đánh thức kinh tế du lịch qua điện ảnh

Vùng đồng bào DTTS và miền núi có vô vàn cảnh đẹp, không ít di tích lịch sử hấp dẫn, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc. Cùng với đó, những kịch bản hay của những bộ phim này ngoài việc kể những câu chuyện đời, chuyện người, số phận nhân vật bằng ngôn ngữ điện ảnh, còn làm sống dậy những phong tục tập quán và sắc màu thiên nhiên tươi đẹp, cũng như các điểm du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng, phục dựng các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian, nét đẹp văn hoá của cộng đồng các dân tộc ở vùng cao.

Ngôi làng trong phim ""Chuyện của Pao" giờ đây trở thành điểm du lịch nổi tiếng ở vùng cực Bắc Tổ quốc
Ngôi làng trong phim "Chuyện của Pao" giờ đây trở thành điểm du lịch nổi tiếng ở vùng cực Bắc Tổ quốc

Xem phim, khán giả không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên thơ mộng mà còn được trải nghiệm đời sống sinh hoạt, sắc màu văn hoá tràn ngập trong phim. Bởi vậy, điện ảnh đang góp phần không nhỏ quảng bá danh lam thắng cảnh, giá trị văn hóa, di sản của các vùng, miền đến với công chúng, giúp thu hút khách du lịch và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nếu khai thác tốt, điện ảnh sẽ là một kênh quảng bá du lịch hiệu quả. Qua đó, thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển, giúp đồng bào địa phương cải thiện được thu nhập, phát triển kinh tế, giữ gìn được bản sắc văn hóa, phong cảnh địa phương. Tuy nhiên, để làm được những bộ phim về đề tài này thì các nhà làm phim phải thật sự dũng cảm và có tình yêu lớn với văn hóa, con người vùng cao, vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.