Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri vùng DTTS và miền núi

Hoàng Quý - 12:10, 20/11/2023

Trong phiên thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh các vấn đề của cử tri vùng DTTS và miền núi gửi đến Quốc hội. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của Đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

Đại biểu Nàng Xô Vi (Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum)
Đại biểu Nàng Xô Vi (Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum)

Đại biểu Nàng Xô Vi (Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum): Đẩy mạnh việc thực hiện giải quyết kiến nghị của cử tri tại các vùng khó khăn

Đại biểu Nàng Xô Vi phán ánh thực trạng việc trả lời thông tin và hướng giải quyết kiến nghị cử tri thời gian qua của các cơ quan trung ương thực hiện kịp thời tuy nhiên kết quả giải quyết có nội dung còn chậm như chính sách hỗ trợ, giáo dục, bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp không còn được hưởng các chính sách này do điều chỉnh danh sách các xã, thôn, khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi hoặc hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại dịch tả lợn châu Phi từ 2021 đến nay hay chính sách về mức hỗ trợ trồng rừng.

Đại biểu Nàng Xô Vi cho biết, trong các đợt tiếp xúc cử tri, cử tri đặc biệt quan tâm đến kết quả các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương về việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Do đó, để thực hiện đúng quy định của pháp luật, tăng cường niềm tin Nhân dân, đại biểu Nàng Xô Vi đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tăng cường thực hiện thường xuyên giám sát giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến Quốc hội; đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương quan tâm chỉ đạo kịp thời hơn nữa việc xem xét giải quyết kiến nghị xác đáng của cử tri thuộc trách nhiệm, quyền hạn của mình.

Đại biểu Tráng A Dương (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang)
Đại biểu Tráng A Dương (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang)

Đại biểu Tráng A Dương (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang): Một số văn bản trả lời kiến nghị cử tri vẫn mang tính chất cung cấp thông tin, chưa có lộ trình giải quyết cụ thể

Đại biểu Tráng A Dương cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã tổng hợp chuyển đến kỳ họp thứ năm 7 ý kiến, kiến nghị, 3 kiến nghị trước kỳ họp và 4 kiến nghị sau kỳ họp. Đến nay 6/7 kiến nghị đã được ghi nhận và trả lời bằng văn bản. Cử tri Hà Giang luôn mong mỏi kiến nghị giải quyết nước khô hạn hệ thống hồ chứa về nước cho đồng bào DTTS Hà Giang sớm được quan tâm và giải quyết.

Đại biểu Tráng A Dương nhấn mạnh, qua theo dõi cũng như các đợt tiếp xúc cử tri tại địa phương, Đoàn ĐBQH Hà Giang nhận thấy cử tri đánh giá cao trách nhiệm của Quốc hội, cũng như người đứng đầu Chính phủ, các bộ ban ngành, các nội dung giải quyết trả lời ý kiến đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu mong đợi của cử tri và Nhân dân. Một số kiến nghị cụ thể của cử tri được các bộ ngành nghiên cứu đưa ra các giải pháp thiết thực để giải quyết hoặc giải đáp đầy đủ những vấn đề cử tri địa phương quan tâm.

Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số văn bản trả lời mang tính cung cấp thông tin, mang tính khái quát hướng tiếp cận, tập trung cho việc nghiên cứu để giải quyết sửa đổi bổ sung các quy định mà chưa có giải pháp quyết liệt để giải quyết các vướng mắc bức xúc, không có lộ trình, kế hoạch cụ thể, rõ ràng khiến cử tri tiếp tục kiến nghị gây khó khăn.

Để nâng cao hơn nữa kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, đại biểu Tráng A Dương kiến nghị ĐBQH, Đoàn ĐBQH sẽ thực hiện giám sát đến cùng trả lời kiến nghị của cử tri, không chỉ giám sát số lượng các trả lời mà sẽ đi sâu giám sát đến chất lượng các nội dung trả lời, thời gian trả lời của các bộ ngành đã đáp ứng được yêu cầu của cử tri và Nhân dân bảo đảm đúng quy trình của pháp luật hay chưa?. Đặc biệt theo đến cùng những lời hứa của các Bộ trưởng, Trưởng ngành để kịp thời có thông tin cho cử tri; đồng thời đề nghị Chính phủ có giải pháp đối với những cơ quan đơn vị chậm trả lời kiến nghị của cử tri để Đoàn ĐBQH có cơ sở giám sát, cũng như báo cáo với cử tri…

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương)
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương)

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương): Tăng cường hiệu quả việc phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người dân và đội ngũ công tác ở cơ sở

Đại biểu cho rằng, công tác phổ biến pháp luật hiện đang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, điển hình là: kinh phí dành cho việc phổ biến pháp luật còn ít ỏi và đang rất dàn trải, khó có thể triển khai sâu rộng. Quan điểm, nhận thức của một số người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng còn bị xem nhẹ. Nguồn nhân lực để làm công việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng đang thiếu và yếu…

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục rà soát, đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và có những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là đối với các đối tượng cán bộ cấp xã, người làm việc không chuyên trách tại cơ sở và đề nghị đặc biệt quan tâm tới nội dung tuyên tuyền, giáo dục về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật” được quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.